Câu 1 : Cho các sự kiện: 1. Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời; 2. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng bộ máy nhà nư

By Ivy

Câu 1 : Cho các sự kiện: 1. Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời; 2. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân; 3. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế – SEV; 4. Mĩ đề ra kế hoạch Macsan nhằm giúp đỡ các nước Tây Âu. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian hình thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau – Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN
A. 1,2,3,4
B. 2,4,3,1
C. 1,3,2,4
D. 2,3,1,4
Câu 2 : Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả vừa phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước
A. Châu Á
B. Mĩ latinh
C. Châu Phi
D. Trong nhóm G7
Câu 3 : Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh là
A. Cả hai nước đề trở thành trụ cột trong ” Trật tự thế giới hai cực”

B. Đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng
C. Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
D. Người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN
Câu 4 : Bốn “con rồng” kinh tế của châu Á gồm
A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao
B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Xingapo và Thái Lan
C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Xingapo
D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Xingapo
Câu 5 : Sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian về quá trình hình thành và mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á : 1. Brunây gia nhập tổ chức ASEAN; 2. Năm nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan sáng lập tổ chức ASEAN; 3. Campuchia được kết nạp vào tổ chức và Thái Lan sáng lập tổ chức ASEAN; Lào và Mianma gia nhập tổ chức ASEAN; 5. Các nước thành viên kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh; 6. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN
A. 2,1,6,4,3,5
B. 1,2,5,4,6,3
C. 6,1,4,5,2,3
D. 5,4,3,6,2,1
Câu 6 : Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Maobáttơn”, chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị – Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ
A. Cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn

B. Thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa
C. Thực dân Anh chấm dứt cai trị Ấn Độ
D. Thực dân Anh đã những bộ, là điều kiện thuận lợi cho nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh
Câu 7 : Giai đoạn nào mà nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ đã chiếm ưu thế tuyệt đối trên thế giới về mọi mặt
A. Từ năm 1973 đến năm 1991
B. Từ năm 1945 đến năm 1973
C. Từ năm 1991 đến năm 2000
D. Từ năm 2000 đến năm 2015
Câu 8 : Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” vào giai đoạn nào ?
A. 1950 -1973
B. 1952-1973
C. 1960 -1973
D. 1945 -1973
Câu 9 : Ý nào không phải là kinh nghiệm được rút ra được từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay
A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
B. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật
C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
Câu 10 : Do tác động của Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở
A. Đông Bắc Á, Nam Á và vùng biển Caribê
B. Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á và Đông Bắc Á
C. Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Trung Đông và vùng biển Caribê
D. Trung Đông, châu Phi và châu Âu
Câu 11 : Ý không phản ánh đúng hậu quả do cuộc Chiến tranh lạnh để lại là
A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới

B. Mối quan hệ đồng minh chống pháp xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai cường quốc Liên Xô – Mĩ
C. Các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang
D. Lợi dụng Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, đe dọa an ninh thế giới
Câu 12 : Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực
C. Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật – công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài
D. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới
Cần đáp án

0 bình luận về “Câu 1 : Cho các sự kiện: 1. Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời; 2. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng bộ máy nhà nư”

  1. 1  :  B 
    2  :  A

    3  : B
    4   : C
    5   : A

    6   : D
    7   : B
    8    : C
    9    : C
    10  : C
    11  : D
    12  : C
    Chúc bạn thi tốt
    Mod mod đừng xóa
    Bạn ấy chỉ cần đáp án nhe

    Trả lời

Viết một bình luận