Câu 1: Cho đoạn thơ sau: Xót người như tựa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã

Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
Xót người như tựa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
a) Theo em vì sao nhà thơ Nguyễn Du đã dùng thành ngữ ” Quạt nồng ấp lạnh” và điển cổ ” Sân Lai, Gốc tử” để diễn tả điều gì

0 bình luận về “Câu 1: Cho đoạn thơ sau: Xót người như tựa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã”

  1. Theo em, vì: thành ngữ, điển cố khiến câu thơ thêm phần trang trọng, hấp dẫn, tạo sức gợi hình cho lời thơ.

    Đồng thời, qua đó ta thấy được sự hiếu thảo của Thúy Kiều. Thúy Kiều luôn trăn trở, lo lắng cho cha mẹ ngay trong hoàn cảnh tủi nhục nhất của bản thân mình. Sự hiếu thảo của THúy Kiều có lẽ đã được Nguyễn DU nâng lên để sánh ngang với bậc chí hiếu xưa như một sự khẳng định ngợi ca. 

    Bình luận
  2.    
     Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
        Tin sương luống những rày trông mai chờ.
     Bên trời góc bể bơ vơ,
        Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
     Xót người  tựa cửa hôm mai,
        Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
     Sân Lai cách mấy nắng mưa,
        Có  khi  gốc tử  đã  vừa  người  ôm.
    – Tìm được hai điển cố: “Sân Lai”, “gốc tử”
    – Hiệu quả: 
    + Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa.  
    + Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có 
    + Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt
    . Nhớ Kim Trọng da diết
    . Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình
    . Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt. 
    + Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha: 
    . Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông
    . Lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân. 
    . Xót xa nghĩ tới cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở “bên trời góc bể”
    + Lòng vị tha hết mực: 
    . Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người  thân hơn cả lo nghĩ cho mình

    Bình luận

Viết một bình luận