Câu 1 chứng minh rằng cần vương là phong trào yêu nước chống pháp mang tính dân tộc sâu sắc
Câu 2 so sánh phong trào cần vương và phong trào yên thế
Câu 3 cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của pháp đã tác động như thế nào
Câu 4 so sánh khuynh hướng cứu nước đầu thế kỷ xx (phan bội châu,phan chu trinh) với khuynh hướng phong kiến cuối thế kỷ XIX
Giúp em với
Chúc bạn học tốt!!!
Câu 1: Cần vương mang nghĩa “giúp vua”
Tính chất: Căn cứ vào thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu và hỡnh thức đấu tranh:
+ Lãnh đạo chủ yếu là văn thân sĩ phu yêu nước, ngoài ra có một số là thổ hào, nông dân;
+ Lực lượng tham gia gồm đông đảo nông dân;
+ Mục tiêu : chống thực dân Pháp xâm lược, chống giai cấp phong kiến đầu hàng, lập lại chế độ phong kiến độc lập;
+ Hình thức là khởi nghĩa vũ trang.
=> Đây là phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến.
Bên cạnh đó, việc hiểu rõ phong trào này giúp chúng ta rút ra bài học quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Câu 2: Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
+Phong trào Cần Vương gồm các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
+Phong trào Yên Thế đứng đầu là đề thám (Hoàng Hoa Thám)
Câu 3:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến lớn, cụ thể:
– Tích cực:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
+ So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn.
+ Bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng.
– Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.
+ Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ cực.
+ Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lac hậu và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp.
Câu 4:
Nội dung
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh
Chủ trương
– Vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị mới ở Việt Nam.
– Đoạn tuyệt với chế độ phong kiến, hô hào nhân dân cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí, tiến tới cứu nước.
Phương pháp
– Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước.
– Bạo động, ám sát.
– Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
– Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.
– Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.