Câu 1 có mấy kiểu Xếp lá trên thân và cành Kể tên cho ví dụ Câu 2 So sánh tế bào thịt là phía lá trên và tế bào thịt lá phía dưới Câu 3:có những loại

Câu 1 có mấy kiểu Xếp lá trên thân và cành Kể tên cho ví dụ
Câu 2 So sánh tế bào thịt là phía lá trên và tế bào thịt lá phía dưới
Câu 3:có những loại lá biến dạng nào chức năng của lá biến dạng Cho ví dụ
Câu 4 ý nghĩa sự thoát hơi nước qua lá

0 bình luận về “Câu 1 có mấy kiểu Xếp lá trên thân và cành Kể tên cho ví dụ Câu 2 So sánh tế bào thịt là phía lá trên và tế bào thịt lá phía dưới Câu 3:có những loại”

  1. Đáp án:

    Trả lời:

    – Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành như lá cây dâu, lá cây dâm bụt…

    – Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.

    – Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào..

    cau 2

    lớp tế bào thịt lá phía trên:

    – gồm các tế bào hình bầu dục, xếp sát nhau

    – chứa nhiều lục lạp

    – chức năng tổng hợp chất hữu cơ

    + Giống nhau

    – đều gồm các tế bào vách mỏng chứa lục lạp: tiếp nhận ánh sáng tổng hợp chất hữu cơ

    + Lớp thịt lá phía dưới

    – tế bào hình tròn xếp lộn xộn tạo thành các khoang chứa khí

    – có ít lục lạp

    – chức năng chứa và trả đổi khí

    cau 3 – Lá biến thành gai: giảm bớt sự thoát hơi nước.Ví dụ: xương rồng,…- Lá biến thành tua cuốn hay tay móc: giúp cây leo lên.Ví dụ: đậu Hà Lan, cây mây ,…- Lá vảy: che chở cho chồi của thân rễ.Ví dụ: củ dong ta ,…- Lá dự trữ: chứa chất hữu cơ.Ví dụ: củ hành ,…- Lá bắt mồi bắt mồi và tiêu hoá thức ăn.Ví dụ: cây bèo đất, cây nắp ấm ,…

    cau 4

    ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá : giúp quáng trình quang hợp xảy ra tốt hơn, giúp cây vận chuyển các chất, giúp cây lấy vào lá nguyên liệu CO2, giúp cây điều hòa nhiệt độ

     

    Bình luận
  2. Câu 1.

    – Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành: lá cây dâu, lá cây dâm bụt,…

    – Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành: lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn,…

    – Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành: lá cây dây huỳnh, lá trúc đào,…

    Câu 2.

    *Giống: đều gồm các tế bào vách mỏng chứa lục lạp, tiếp nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ.

    *Khác:

    + Lớp tế bào thịt lá phía trên:

    – Gồm các tế bào hình bầu dục, xếp sát nhau.

    – Chứa nhiều lục lạp.

    – Chức năng tổng hợp chất hữu cơ.

    + Lớp thịt lá phía dưới:

    – Tế bào hình tròn xếp lộn xộn tạo thành các khoang chứa khí.

    – Có ít lục lạp.

    – Chức năng chứa và trả đổi khí.

    Câu 3.

    – Lá biến thành cơ quan bắt mồi: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.

    VD: lá cây nắp ấm.

    – Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

    VD: lá cây hành, tỏi.

    – Lá biến thành gai, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.

    VD: lá cây xương rồng.

    – Lá biến thành vảy, có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.

    VD: lá cây dong ta, vỏ hành.

    Câu 4.

    – Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời.

    Bình luận

Viết một bình luận