Câu 1: Cư dân thuộc văn hoá Đông Sơn là người?
A. Lạc Việt. B. Khơ me. C. Chăm Pa. D. Phù Nam
Câu 2: Nước Văn Lang ra đời thời gian nào?
A. Thế kỉ IV TCN. B. Thế kỉ V TCN.
C. Thế kỉ VI TCN. D. Thế kỉ VII TCN
Câu 3: Thành Cổ Loa được xây dựng ở đâu?
A. Phong Châu (Phú Thọ). B. Phong Khê (Đông Anh -Hà Nội)
C. Mê Linh (Hà Nội). D. Bach Hạc (Việt Trì)
Câu 4: Ngôi sao nhiều cánh giữa mặt trống đồng của cư dân Văn Lang tượng trưng
cho:
A. Thần sông. B. Thần Mặt Trời. C. Thần Mặt Trăng. D. Thần đất
Câu 5: Thời Văn Lang – Âu Lạc không để lại cho chúng ta điều gì?
A. Tổ quốc, phong tục tập quán
B. Thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa nước
C. Bài học đầu tiên trong công cuộc giữ nước
D. Thuật đúc súng thần cơ
Câu 6: Người tối cổ sử dụng công cụ gì?
A. Công cụ bằng xương. B. Công cụ bằng đá mài đẽo 1 mặt cho sắc
C. Công cụ đá mài đẽo đơn sơ. D. Công cụ sắt
Câu 7: Ở Việt Nam, người tối cổ sống cách đây?
A. 30-4 vạn năm. B. 1000 năm. C. 4000 năm. D. 40-30 năm
Câu 8: Người nguyên thuỷ thích vẽ trên hang động máu đá thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự sở hữu hang động. B. Thích vẽ
C. Tính tình vui vẻ. D. Cuộc sống tinh thần phong phú, quan hệ con người gắn bó hơn
Câu 9: Nhà nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu vào thời gian nào?
A. Năm 179 TCN. B. Năm 111 TCN. C. Năm 279 TCN. D. Năm 207 TCN
Câu 10: Năm 179 TCN, Âu Lạc chia thành mấy quận?
A. Ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. B. Hai quận: Giao chỉ, Cửu Chân
C. Hai quận: Giao Chỉ, Nhật Nam. D. Hai quận: Cửu Chân, Nhật Nam
Câu 11: Việc Trưng Trắc được tôn làm vua và chọn Mê Linh làm nơi đóng đô có ý
nghĩa gì?
A. Khẳng định vai trò và vị trí của người phụ nữ trong lịch sử.
B. Lòng tự tôn dân tộc.
C. Phụ nữ nắm quyền.
D. Một triều đại mới được hình thành.
Câu 12: Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là
gì?
A. Thôn xóm tiêu điều. B. Đất nước xơ xác.
C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
Câu 2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm 42-43 diễn ra như thế nào?
I)Câu 1: c
Câu 2:d
Câu 3:b
Câu 4:b
Câu 5:d
Câu 6:b
Câu 7:d
Câu 8:d
Câu 9:c
Câu 10:a
Câu 11:d
Câu 12:d
II) Tự luận
Câu 1:
Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây, nay là Hà Nội), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ; rồi từ Cổ Loa, tấn công Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), trung tâm của chính quyền đô hộ và giành thắng lợi.
Câu 2:
Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ), hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.
Mã Viện chiếm được Hợp Phô, liền chia quân thanh hai đạo thuỷ, bộ tiên vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn câv mỏ’ đường mà đi, chúng lẻn qua Quy Môn Quan (Tiên Yên – Quảng Ninh), xuống vùng Luc Đầu. Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.
Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
Quân ta lùi về giữ cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (thuộc vùng Ba Vì – Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.
Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân trở về Trung Quốc. Quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.
câu 1:A
câu 2:D
câu 3: B
câu 4: B
câu 5:D
câu 6:C
câu 7:D
câu 8:D
câu 9: A
câu 10:B
câu 11:A
câu 12:D
Tự luận bạn tự làm nha
Chúc bạn học tốt!