Câu 1: Cuộc Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì (1873 – 1874) diễn ra như thế nào ? Câu 2: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân

Câu 1: Cuộc Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì (1873 – 1874) diễn ra như thế nào ?
Câu 2: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân pháp đã thi hành chung sách gì về kinh tế ở Việt Nam ?

0 bình luận về “Câu 1: Cuộc Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì (1873 – 1874) diễn ra như thế nào ? Câu 2: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân”

  1. ầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây nói chung, Pháp nói riêng đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu được nhiều lợi nhuận và cuộc chạy đua giành giật thị trường, thuộc địa, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt… Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.

    – Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.

    * Nguyên nhân trực tiếp: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, bắn phá, mở đầu xâm lược Việt nam. 

    2

    – Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến.Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc. Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh…

    – Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận …

    3

    * Hoàn cảnh: Sau khi  cuộc phản công kinh thành Huế thất bại , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị) tại đây ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.
    – Mục đích: Kêu gọi văn thân , sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra  sôi nổi trong cả nước kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần Vương.
    * Diễn biến: Phong trào Cần vương phát triển qua 2 giai đoạn:
     Giai đoạn 1: 1885- 1888 phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là Trung Kì và Bắc Kì.
     Giai đoạn 2: 1888- 1896: Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp vào được nơi ở của nhà vua, bắt và đưa Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri. Tuy Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần vương vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì, có quy mô và trình độ tổ chức cao

    4

    – Về địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng, có quy mô lớn lớn, được phân bố ở nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thậm chí có lúc sang cả địa phận nước Lào.
    – Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có uy tín trong văn thân sĩ phu, tính thanh liêm, cương trực, thẳng thắn, có uy thế về tuổi trẻ, sáng tạo. Hai vị thủ lĩnh này lại có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình lãnh đạo khởi nghĩa.
    – Lực lượng: Bao gồm đông đảo nông dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, được chia làm 15 quân thứ (đơn vị). Mỗi thứ quân có từ 100 – 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình. Nghĩa quân còn biết chế tạo súng trường theo mẫu súng của Pháp.
    – Có trình độ tổ chức: Từ 1885 – 1889, nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo. Từ 1889 – 1895 là thời kì nghĩa quân chiến đấu quyết liệt dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
    – Thời gian: nghĩa quân chiến đấu bền bỉ kéo dài 10 năm (từ năm 1885 đến năm 1895). Trong mười năm đó, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như trong khi giao chiến với kẻ thù, nghĩa quân chiến đấu trong điều kiện cam go, gian khổ, chống lại cả thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn. 
    – Trước sự phát triển của nghĩa quân, thực dân Pháp xây dựng một hệ thống đồn bốt nhằm bao vây nghĩa quân. Chúng mở nhiều cuộc hành quân tấn công vào căn cứ chính Ngàn Trươi, làm cho lực lượng quân ta suy yếu dần. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa duy trì một thời gian rồi mới tan rã.
    Như vậy, khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX: kéo dài nhất, có quy mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, lập được nhiều chiến công, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

    5

    Hiệp ước Giáp Tuất (ngày 15 – 03 – 1974): Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. (mất thêm 3 tỉnh)

    * Giống nhau:

    – Đều là các cuộc đấu tranh chống Pháp diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt.

    – Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của người chỉ huy và nghĩa quân.

    – Được nhân dân ủng hộ.

    – Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ, có lối đánh phù hợp.

    – Kết quả: cuối cùng đều bị Pháp đàn áp, dập tắt.

    * Khác nhau:

    Nội dung

    Phong trào Cần Vương

    Khởi nghĩa Yên Thế

    Thời gian tồn tại

    1885-1895

    1884-1913

    Mục đích đấu tranh

    Giúp vua cứu nước

    Bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng 

    Thành phần lãnh đạo

    Văn thân, sĩ phu yêu nước

    Thủ lĩnh địa phương xuất thân từ nông dân

    Lực lượng tham gia

    Văn thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân

    Nông dân

    Địa bàn hoạt động

    Rộng khắp cả nước, tiêu biểu là Bắc và Trung kì

    Chủ yếu là Yên Thế (Phía Tây tỉnh Bắc Giang)

    Bình luận

Viết một bình luận