Câu 1 Cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX tình hình giáo dục , thi cử nước ta có gì thay đổi ?
Câu 2 : Nêu chính sách đối ngoại của Triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX chính sách ngoại giao của truyền Nguyễn để lại hậu quả như thế nào đến sự phát triển của đất nước
Câu 1:
Thời Tây Sơn, Quang Trung ra Chiếu lập học chấn chỉnh lại việc học, thi cử, mở trường công ở các xã cho con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.
– Thời Nguyễn (nửa đầu thế ki XIX), thi cử không có gì thay đổi. Quốc tử Giám đặt ở Huế, lấy con em quan lại, thổ hào và những người học giỏi ở các địa phương vào học.
– Năm 1836, Minh Mạng cho thành lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm).
Câu 2:
– Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.
– Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa”, khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.
cho mình ctlhn nhé #yêu sử#
Câu 1:
Cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX tình hình giáo dục , thi cử nước ta có thay đổi là:
-Vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học.
-Trường học được mở rộng đến tận huyện và xã.
-Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước(Trong thi cử, trong nhiều sắc lệnh của ông,…..)
-Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.
Câu 2:
Chính sách đối ngoại của Triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX:
-Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
-Đối với Lê Duy chỉ ở phía Bắc và Nguyễn Ánh ở phía nam thì phải kiên quyết tiêu diệt.
-Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt toàn lực lượng của Nguyễn Ánh nhưng chẳng may ông qua đời.
Chính sách ngoại giao của truyền Nguyễn để lại hậu quả đến sự phát triển của đất nước:
-Giúp bảo vệ nền độc lập của đất nước được vững bền, tạo dựng chính sách hòa bình với nhà Thanh.
-Tránh tình trạng chia rẽ đất nước, giúp gắn kết toàn bộ dân tộc.