Câu 1:Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là: A.đời sống B. tập tính C. bộ răng D. cấu tạo chân
Câu 2:Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?
A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt.
C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa.
Câu 3:Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ?
A. Chuột chù và chuột đồng. B. Chuột chũi và chuột chù.
C. Chuột đồng và chuột chũi. D. Sóc bụng xám và chuột nhảy.
Câu 4:Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang ?
A. Chuột chù. B. Chuột chũi. C. Chuột đồng. D. Chuột nhắt.
Câu 5:Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm ?
A. Chuột chũi. B. Chuột chù. C. Mèo rừng. D. Chuột đồng.
Câu 6:Phát biểu nào dưới đây về thú móng guốc là đúng?
A. Di chuyển rất chậm chạp. B. Diện tích chân tiếp xúc với đất thường rất lớn.
C. Có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc.
D. Đốt cuối của mỗi ngón chân có móng bao bọc gọi là vuốt.
Câu 7:Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của khỉ hình người?
A. Có túi má lớn. B. Không có đuôi. C. Có chai mông .D. Có đuôi
Câu 8:Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc lẻ?
A.Tê giác. B. Trâu. C. Hươu. D. Lợn.
Câu 9:Thú có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
1. Cung cấp nguồn dược liệu quý (mật gấu,…).
2. Cung cấp nguồn thực phẩm (trâu, bò, lợn,…).
3. Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ, làm sức kéo….
4. Cung cấp vật liệu thí nghiệm Số ý đúng là A. 1. B. 2. C. 3 D.4.
Câu 10: Nhóm động vật nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám, cố định?
A. Hải quỳ, đỉa, giun đũa B. Thuỷ tức, lươn, rắn C.San hô, hải quỳ
D. Giun đất, sứa, san hô
Câu 11.Trong các hình thức sinh sản dưới hình thức nào được xem là tiến hóa nhất:
A.Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính C. Sinh sản hữu tính và thụt inh trong
D. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài
Câu 12:Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái?
A. Thằn lằn bóng đuôi dài. B. Chim bồ câu. C. Châu chấu. D. Thỏ rừng.
Câu 13: Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là:
A.phân đôi cơ thể và mọc chồi. B. tiếp hợp và phân đôi cơ thể. C. mọc chồi và tiếp hợp. D. ghép chồi và ghép cành.
Câu 14: Cho các lớp động vật sau : (1) : Lớp Lưỡng cư ; (2) : Lớp Chim ; (3) : Lớp Thú ; (4) : Lớp Bò sát ; (5) : Lớp Cá sụn.Hãy sắp xếp các lớp trên theo chiều hướng tiến hóa.
A.(5) → (1) → (4) → (2) → (3).
B. (5) → (4) → (1) → (2) → (3).
C. (5) → (4) → (1) → (3) → (2).
D. (1) → (5) → (4) → (2) → (3).
Câu 15: Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng:
A. Số lượng loài B. Số lượng cá thể đực
C. Số lượng cá thể cái D. Số lượng cá thể đực và cái
Câu 16.Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh?
A. Thường hoạt động vào ban đêm.
B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.
C. Móng rộng, đệm thịt dày.
D. Chân cao, dài.
Câu 17.Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?
A.Giúp cơ thểt iết kiệm năng lượng. B. Giúp cơ thểtổng hợp được nhiều nhiệt. C. Giúp lẩn tránh kẻ thù. D. Tránh mất nước cho cơ thể.
Câu 18:Thiên địch diệt sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian là:
A. Rắn sọc dưa B. Kiến C. Gia cầm D. Ong mắt đỏ
Câu 19:Loài nào là thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại?
A. Cắt B. Cóc C. Ong mắt đỏ D. Ruồi
Câu 20:Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
1. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại
2. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường
3. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện
4. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 4 D.1, 3, 4
Đáp án:
1.C:bộ răng
2.C:Răng nanh lớn, dài, nhọn.
3.B: Chuột chũi và chuột chù.
4.B:Chuột chũi.
5. D:Chuột đồng.
6.C. Có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc.
7.B. Không có đuôi.
8.A.Tê giác
9 D.4.
10. C.San hô, hải quỳ
11C. Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong
12.C. Châu chấu.
13.A.phân đôi cơ thể và mọc chồi.
14.A.(5) → (1) → (4) → (2) → (3).
15. A. Số lượng loài
16.B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.
17.A.Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.
18.C. Gia cầm
19 C. Ong mắt đỏ
20.D.1, 3, 4
câu 1 C
câu 2 C
câu 3 B
câu 4 B
câu 5 D
câu 6 C
câu 7 B
câu 8 A
câu 9 D
câu 10 C
câu 11 C
câu 12 C
câu 13 A
câu 14 A
câu 15 A số lượng loài
câu 16 B
câu 17 A
câu 18 C
câu 19 C
câu 20 D
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao