Câu 1:Đặc điểm nào giúp ta nhận dạng châu chấu nói riêng, sâu bọ nói chung? Câu 2: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động v

Câu 1:Đặc điểm nào giúp ta nhận dạng châu chấu nói riêng, sâu bọ nói chung?
Câu 2: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng
Câu 3:Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.

0 bình luận về “Câu 1:Đặc điểm nào giúp ta nhận dạng châu chấu nói riêng, sâu bọ nói chung? Câu 2: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động v”

  1. Câu 1:

    Đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung:

       – Cơ thể được chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng.

       – Đầu có 1 đôi râu.

       – Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

    Câu 2:  Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng:

    +)Ở đới lạnh:

    Cấu tạo:

     +Bộ lông dày: giữ nhiệt cho cơ thể

    +Mỡ dưới da dày: giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét.

    +Lông màu trắng (mùa đông): lẫn với màu tuyết che mắt kẻ thù.

    Tập tính:

    +Ngủ trong mùa đông: tiết kiệm năng lượng

    +Di cư về mùa đông: tránh rét, tìm nơi ấm áp

    +Hoạt động ban ngày trong mùa hè: thời tiết ấm hơn

    +)Ở đới nóng

    Cấu tạo:

    + Chân dài: vị trí cơ thể ở xa so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.

    +Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng.

    +Bướu mỡ lạc đà: nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi).

    +Màu lông nhạt, giống màu cát: dễ lẫn trốn kẻ thù.

    Tập tính:

    +Mỗi bước nhảy cao và xa: hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng.

    +Di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng.

    +Hoạt động vào ban đêm: tránh nóng.

    +Khả năng đi xa: tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất  xa nhau

     +Khả năng nhịn khát: thời gian tìm được nước rất lâu.

    +Chui rúc sâu trong cát: chống nóng.

    Câu 3:

      Ưu điểm:

    + Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt

    những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt

    chuột.

    + Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật.

    + Hiệu quả kinh tế.

    + Đảm bảo đa dạng sinh học.

    – Hạn chế:

    + Nhiều loài thiên địch được di nhập không quen khí hậu địa phương nên phát triển kém
    +Thiên địch không tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại
    + Sự tiêu diệt loài sinh vật gậy hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển

    – Ví dụ: Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sâu hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.

    Chúc bạn học tốt????????

    Bình luận
  2. 1.Đặc điểm giúp ta nhận dạng châu chấu nói riêng, sâu bọ nói chung
    – Cơ thể có 3 phần (đầu, ngực, bụng);
    – Đầu có 1 đôi râu;
    – Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

    2. Hình

    3. Ưu điểm
    – Tiêu diệt sinh vật gây hại
    – Không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho con người
    Hạn chế
    – Nhiều loài thiên địch được di nhập không quen khí hậu địa phương nên phát triển kém
    – Thiên địch không tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại
    – Sự tiêu diệt loài sinh vật gậy hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
    – Có thiên địch vừa có lợi, vừa có hại

     

    cau-1-dac-diem-nao-giup-ta-nhan-dang-chau-chau-noi-rieng-sau-bo-noi-chung-cau-2-neu-dac-diem-thi

    Bình luận

Viết một bình luận