Câu 1: Đặc điểm nào sau đây nói về ếch đồng là sai? A. Là động vật biến nhiệt B. Hô hấp chủ yếu bằng da C. Thường sống ở nơi khô cạn D. Thường ăn sâu

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây nói về ếch đồng là sai?
A. Là động vật biến nhiệt
B. Hô hấp chủ yếu bằng da
C. Thường sống ở nơi khô cạn
D. Thường ăn sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc …
Câu 2: Động vật nào dưới đây có thận sau?
A. Ếch đồng
B. Cá chép
C. Thằn lằn bóng đuôi dài
D. Cóc nhà
Câu 3: Lớp Cá sụn gồm những loài cá sống ở
A. nước mặn
B. nước ngọt
C. nước lợ
D. cả A và B
Câu 4: Nòng nọc thở bằng gì?
A. Mang
B. Phổi
C. Da
D. Ống khí
Câu 5: Tại sao máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn ít pha hơn so với ếch?
A. Do có vách ngăn tạm thời ở tâm thất
B. Do có 2 vòng tuần hoàn
C. Do xuất hiện phổi
D. Do trao đổi khí ở phổi hiệu quả hơn
Câu 6: Trong các động vật sau, con nào tai có màng nhĩ
A. Cá mực
B. Cá chép
C. Thằn lằn
D. Ếch, nhái
Câu 7: Khi đậu, chim hô hấp nhờ
A. sự phối hợp hoạt động của các túi khí
B. sự thay đổi thể tích nồng ngực
C. sự co giãn các cơ
D. hệ thống ống khí
Câu 8: Cá không thể bơi được nếu thiếu
A. vây đuôi
B. vây lưng và vây hậu môn
C. vây ngực
vây bụng
Câu 9: Tim cá chép có mấy ngăn?
A. 1 ngăn
B. 2 ngăn
C. 3 ngăn
D. 4 ngăn
Câu 10: Mỗi lứa chim bồ câu chỉ đẻ
A. 5 trứng
B. 10 trứng
C. 2 trứng
D. 1 trứng
Câu 11: Ở chim bồ câu túi khí làm nhiệm vụ gì?
A. Tham gia vào quá trình hô hấp
B. Làm giảm khối lượng riêng của chim
C. Làm giảm ma sát nội quan khi bay
D. Cả A, B và C
Câu 12: Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Cá chuồn.
B. Cá cóc Tam Đảo.
C. Cá cóc Nhật Bản.
D. Ễnh ương
Câu 13: Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người?
A. Làm thực phẩm.
B. Làm vật thí nghiệm.
C. Tiêu diệt côn trùng gây hại.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của ếch đồng?
A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Câu 15: Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.
B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Câu 16: Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?
A. Tuyến phao câu.
B. Tuyến mồ hôi dưới da.
C. Tuyến sữa.
D. Tuyến nước bọt.
Câu 17: Trong các loài chim sau, loài chim nào điển hình cho kiểu bay lượn?
A. Bồ câu.
B. Mòng biển.
C. Gà rừng.
D. Vẹt
Câu 18: Cơ thể của nhện được chia thành
A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.
B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.
C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.
D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?
A. Hô hấp bằng mang.
B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
C. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
D. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

0 bình luận về “Câu 1: Đặc điểm nào sau đây nói về ếch đồng là sai? A. Là động vật biến nhiệt B. Hô hấp chủ yếu bằng da C. Thường sống ở nơi khô cạn D. Thường ăn sâu”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     1D   2C   3D   4C   5B   6C   7A   8A   9B   10B   11A   12D   13C   14C   15C   16B    17B   18A   19B

    Bình luận
  2. Câu 1:C. Thường sống ở nơi khô cạn

    Câu 2:C. Thằn lằn bóng đuôi dài

    Câu 3:A. nước mặn C. nước lợ

    Câu 4:A. Mang

    Câu 5:A. Do có vách ngăn tạm thời ở tâm thất

    Câu 6:C. Thằn lằn

    Câu 7:B. sự thay đổi thể tích nồng ngực

    Câu 8:A. vây đuôi

    Câu 9:B. 2 ngăn

    Câu 10:C. 2 trứng

    Câu 11:D. Cả A, B và C

    Câu 12:A. Cá chuồn.

    Câu 13:D. Cả A, B, C đều đúng.

    Câu 14:A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

    Câu 15:C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.

    Câu 16:A. Tuyến phao câu.

    Câu 17:B. Mòng biển.

    Câu 18:D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.

    Câu 19:A. Hô hấp bằng mang.

    Bình luận

Viết một bình luận