Câu 1: Danh hiệu “Bình Tây Đại nguyên soái” gắn liền với nhân vật lịch sử nào? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Nguyên Hữu Huân. D. Trươ

Câu 1: Danh hiệu “Bình Tây Đại nguyên soái” gắn liền với nhân vật lịch sử nào?
A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu.
C. Nguyên Hữu Huân. D. Trương Định.
Câu 2: Điểm tương đồng trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873 và 1883) ở Bắc Kì là
A. có sự chỉ huy của quan quân triều Nguyễn, do Nguyễn Tri Phương đứng đầu.
B. có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. làm phá sản hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp.
D. có sự phối hợp chặt chẽ giữa quan quân triều Nguyễn và nhân dân.
Câu 3: Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Quân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858).
B. Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết (1874).
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết (1884)
D. Quân Pháp chiếm được kinh thành Huế (188).
Câu 4: Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương
A. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. B. thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.
C. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến. D. thành lập nước cộng hòa dân quốc.
Câu 5: Điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
A. phương pháp đấu tranh. B. lực lượng lãnh đạo.
C. thành phần lãnh đạo. D. kết quả đấu tranh.
Câu 6: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì nổi bật?
A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của Pháp.
C. Nhân dân chiến đấu anh dũng, mưu trí và sáng tạo nhiều hình thức.
D. Giúp vua đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục chế độ phong kiến tiến bộ.
Câu 7: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là giữa
A. nhân dân với thực dân Pháp. B. nông dân với địa chủ phong kiến,
C. vô sản với tư sản. D. tư sản với chế độ phong kiến.
Câu 8: Điểm chung giữa phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là về
A. đối tượng đấu tranh. B. giai cấp lãnh đạo.
C. phạm vi hoạt động. D. mục tiêu cuối cùng.
Câu 9: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của trào lưu cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?
A. Làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.
B. Thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của các văn thân, sĩ phu.
C. Đáp ứng được phần nào yêu cầu của nước ta lúc bấy giờ.
D. Tạo điều kiện cho phong trào Duy tân ra dời vào đầu thế kỉ XX.
Câu 10: Nội dung nào không phản ánh đúng yếu tố tác động đến sự xuất hiện của cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?
A. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
B. Sự bế tắc của con đường cứu nước phong kiến,
C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
D. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Câu 11: Một trong những mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng hệ thống giao thông vận tải trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam là
A. thuận lợi trong việc đàn áp các cuộc đấu tranh.
B. góp phần cải thiện điều kiện kinh tế – xã hội.
C. hình thành nên những trung tâm kinh tế mới.
D. tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.

0 bình luận về “Câu 1: Danh hiệu “Bình Tây Đại nguyên soái” gắn liền với nhân vật lịch sử nào? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Nguyên Hữu Huân. D. Trươ”

  1. 1 – D. Trương Định.

    2 – B. có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

    3 – C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết (1884)

    4 – C. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

    5 – C. thành phần lãnh đạo.

    6 – C. Nhân dân chiến đấu anh dũng, mưu trí và sáng tạo nhiều hình thức.

    7 – A. nhân dân với thực dân Pháp.

    8 – A. đối tượng đấu tranh.

    9 – A. Làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.

    10 – C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

    11 – A. thuận lợi trong việc đàn áp các cuộc đấu tranh.

    Bình luận

Viết một bình luận