Câu 1: Đoạn văn sau đây có mấy từ láy? “Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân tr

Câu 1: Đoạn văn sau đây có mấy từ láy? “Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè, … tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.” *
5 điểm
Sáu
Bảy
Năm
Bốn
Câu 2. Từ nào sau đấy không cùng nhóm với các từ còn lại? *
5 điểm
Mát mẻ
Mượt mà
Mân mê
Mịn màng
Câu 3. Trong câu “Bún chả ngon”, từ “chả” có thể hiểu thao hai nghĩa. Đó là hiện tượng: *
5 điểm
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Câu 4. Chủ ngữ của câu văn: “ Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên thuyền đậu ở ngoài cùng.” là: *
5 điểm
Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ.
Con cá vược của thôn Bần
thuyền
địch thủ bơi lội đáng gờm nhất
Câu 5. Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có tác dụng gì? Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. *
5 điểm
Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt
Đánh dấu lời trích dẫn trực tiếp.
Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật
Đánh dấu tên tác phẩm, tên sách.
Câu 6. Trong đoạn văn sau có bao nhiêu đại từ xưng hô? Nhà vua bèn ngọt ngào bảo cậu: -Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được! -Muôn tâu Bệ hạ, những chuyện buồn cười không thiếu đâu ạ. *
5 điểm
Năm
Bốn
Ba
Sáu
Câu 7. Đoạn văn sau đây có bao nhiêu từ láy? “Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực.” *
5 điểm
Bốn
Hai
Năm
Ba
Câu 8. Từ trong “ngoặc kép” câu văn nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? *
5 điểm
Khúc nhạc ngân lên làm xao động “trái” tim mọi người.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn đồ “ngọt”.
Anh ấy là “tay” trống xuất sắc của ban nhạc.
Quả na này còn “xanh”, chưa ăn được.
Câu 9. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của thành ngữ “Thắt lưng buộc bụng”? *
5 điểm
Tiết kiệm trong tiêu dùng để vượt qua khó khăn.
Chịu cảnh bó buộc, mất tự do.
Chấp nhận làm điều mình không muốn.
Luyện tập gian khổ để giữ vóc dáng thon gọn.
Câu 10. Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? “Chiều chiều, tôi thường ra đàu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió.” *
5 điểm
Phép nối, phép lặp, phép thế
Phép nối, phép lặp
Phép lặp, phép thế
Phép lặp, phép nối
Câu 11. Có bao nhiêu quan hệ từ trong đoạn văn sau? “Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.” *
5 điểm
Sáu
Năm
Ba
Bốn
Câu 12. Cho đoạn văn sau: “Chim sâu hỏi chiếc là: -Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! / -Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. / -Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?”Trong đoạn văn trên có mấy câu cầu khiến? *
5 điểm
Ba
Hai
Bốn
Một
Câu 13. Các từ in đậm trong dòng nào dưới đây là hiện tượng từ đồng âm? *
5 điểm
hoa tay, hoa tai, hoa văn, hoa hồng.
thiên nhiên, thiên vị, thiên di, thiên niên kỉ.
lá cây, lá cờ, lá phổi, lá bài
Ăn uống, ăn mảnh, ăn khớp, ăn tiền.
Câu 14. Dòng nào dưới đây mắc lỗi chính tả? *
5 điểm
Thấy sóng yên biển lặng, Ma –gien –lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
Ăng –co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam –pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.
Theo tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam, sáng 8/12, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dẫn đầu đoàn đại biểu quốc hội Việt Nam lên đường thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Nga và Cộng hòa Bê –la –rút.
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê –vi- la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi.
Câu 15. Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng từ? *
5 điểm
Trong xã hội ta, không ít người vẫn còn bàng quang với vấn đề môi trường.
Hàng hậu vệ chính là điểm yếu lớn nhất của đội bóng.
Chủ nhật tuần trước, chúng em được đi thăm quan vườn quốc gia Ba Vì.
Ngôi nhà được xây dựng rất kiên cố trên ngọn đồi.

0 bình luận về “Câu 1: Đoạn văn sau đây có mấy từ láy? “Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân tr”

  1. Câu 1:Năm ; Câu 2:Mân mê ; Câu 3:Từ đồng âm ; Câu 4:Thằng Thắng , con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm của bọn trẻ ; Câu 5: Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt ; Câu 6: Ba ; Câu 7: Năm ; Câu 8: Những người mắc bệnh tiểu đường cần ăn hạn chế đồ ngọn ; Câu 9: Tiết kiệm để vượt qua khó khăn ; Câu 10: Phép lặp , Phép thế ; Câu 11: Bốn ; Câu 12: Hai ;Câu 13: thiên nhiên, thiên vị, thiên di, thiên niên kỉ ; Câu 14:Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê –vi- la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi ; Câu 15:Trong xã hội ta, không ít người vẫn còn bàng quang với vấn đề môi trường.

    Bình luận
  2. Câu 1 : Năm

    Câu 2 : Mân mê

    Câu 3 : Từ đồng âm

    Câu 4 : Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ.

    Câu 5 : Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt . 

    Câu 6 : Ba

    Câu 7 : Năm

    Câu 8 : Những người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn đồ “ngọt”.

    Câu 9 : Tiết kiệm trong tiêu dùng để vượt qua khó khăn.

    Câu 10 : Phép lặp, phép thế

    Câu 11 : Bốn

    Câu 12 : Hai

    Câu 13 : thiên nhiên, thiên vị, thiên di, thiên niên kỉ.

    Câu 14 : Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê –vi- la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi.

    Câu 15 : Trong xã hội ta, không ít người vẫn còn bàng quang với vấn đề môi trường.

    Bình luận

Viết một bình luận