Câu 1.Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu bên dưới : Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc

By Gabriella

Câu 1.Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu bên dưới :
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
a,Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.
b,Cho biết các từ “nắng,gió” thuộc trường từ vựng nào?
c,Chỉ ra từ tượng hình,từ tượng thanh và biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.
d,Nêu nội dung của đoạn thơ.
Câu 2: Cho đoạn văn :
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc …”
( Trích Lão Hạc,Nam Cao )
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
b)Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn .
c,Xác định phương thức biểu đạt chính. Nêu nội dung của đoạn văn.
Câu 3: Cho đoạn văn :
Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái,nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão.Lão vật vã hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội.
a,Xác định phương thức biểu đạt chính
b,Chỉ ra từ tượng hình,từ tượng thanh và nêu tác dụng của việc dùng từ tượng hình,từ tượng thanh trong đoạn văn trên.
b,Cho biết các từ “đầu,tóc,mắt” thuộc trường từ vựng nào?
Câu 4:Cho đoạn văn :
Tôi bật cười bảo lão:
– Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bay giờ đói mà tiền để lại?
– Không, ông giáo ạ! Tôi ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
a,Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
b,Ghi lại các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động có trong đoạn trích trên.
c,Viết đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp(khoảng 7-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng.
Câu 5:Cho đoạn văn :
Xe chạy chầm chậm … Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :
-Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà.
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, thuộc tác phẩm nào, của ai?
b. Chỉ ra ít nhất hai trường từ vựng trong đoạn trích trên?
c.Ghi lại các từ tượng thanh có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.
d.Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
Câu 6: Nối tên văn bản với tên tác giả sao cho phù hợp?
Văn bản Tác giả
1. Đánh nhau với cối xay gió.
2. Tôi đi học.
3. Cô bé bán diêm.
4. Hai cây phong A. Thanh Tịnh.
B. Xéc-van- téc.
C. Ai- ma- tốp.
D. An-đéc- xen.
Câu 7: Trình bày nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong văn bản Chiếc lá cuối cùng.
Câu 8: Em hãy cho biết nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? Nêu ý nghĩa của cái chết ấy?
Câu 9: Cho đoạn văn sau:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
(Ngữ văn 8- Tập1- NXB Giáo dục)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
b. Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào?
c. Các từ “:gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào?

0 bình luận về “Câu 1.Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu bên dưới : Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc”

  1. Câu 1:

    a/PTBĐ:Tự sự +Mtả

    b/Trường tự vựng thời tiết

    c/_Từ tượng hình:lấm tấm

    _Từ tượng thanh:sột soạt

    d/ND:Khung cảnh ngôi nhà tranh

    Câu 2:

    a/Trích trong VB : Lão Hạc 

    _TG:Nam Cao

    b/_Từ tượng hình : móm mém,ngoẹo,co rúm

    _Từ tượng thanh:hu hu

    c/PTBĐ : Mtả

    ND:Nỗi buồn xót xa của LH sau khi bán CV

    Câu 3:

    a/PTBĐ chính:Mtả

    b/_Từ tượng hình : rũ rượi,xộc xệch,  sòng sọc,tru tréo,dữ dội,vật vã, xồng xộc

    _Từ tượng thanh: xôn xao

    =>Làm cho cảnh tái hiện cái chết của LH sinh động , dễ hình dung.

    c/Trường từ vựng bộ phận trên cơ thể người.

    Câu 4:

    a/PTBĐ : Tự sự

    b/Trường từ vựng chỉ hoạt động: lo,chết,ăn,đói.

    c/Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người. Mỗi chúng ta đều  phải có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này.Như LH trong tp cùng tên của nhà văn NC , chúng ta cần phải học tập đức tính ấy .Lòng tự trọng chính là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.Sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.

    Câu 5:

    a/Trích từ VB : Trong lòng mẹ . TG : Nguyên Hồng

    b/ _Trường từ vựng về hoạt động : chạy,cầm,vẫy,đuổi,thở,trèo,ríu,xoa,kéo,hỏi,khóc,nín,về

    _Trường từ vựng về bộ phận cơ thể người : trán , chân,tay,đầu

    c/ Từ tượng thanh:hồng hộc, nức nở, sụt sùi

    =>Tăng giá trị b/c cho đoạn văn

    d/.Đoạn văn trên được trình bày theo cách kể theo trình tự thời gian

    Câu 6:

    1.B

    2.A

    3.D

    4.C

    Câu 7:

    _Giôn -xi từ 1 cô gái ốm yếu bệnh tật và trở nên tuyệt vọng thì trở nên khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

    _Cụ Bơ-men từ 1 người khỏe mạnh bình thường bỗng trở nedn bệnh tật và qua đời.

    Câu 8:

    – Lão chọn cái chết vì như vậy sẽ bảo toàm căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn => những vốn liếng cuối cùng để lại cho cậu con trai. => Đây là cái chết tự nguyện, xuất phát từ lòng thương con âm thầm, sâu sắc, cùng với lòng tự trọng đáng kính của Lão Hạc.

    Câu 9:

    a/PTBĐ : Tự sự

    b/NV : ông giáo

    c/gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi thuộc trường từ vựng tính cách con người.

    Trả lời

Viết một bình luận