Câu 1: Đọc đoạn văn sau:
Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21/12/1873 khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hang hái đánh giặc.
Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/18740. Theo đó, pháp sẽ rút quân khỏi bắc kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp.
a. Trong cuộc tấn công mở rộng đánh chiếm ra Cầu Giấy lần thứ nhất, quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới sự chỉ huy của ai ?
b. Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là ai?
c. Chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa như thế nào?
d. Kí kết Hiệp ước Giáp Tuất với thực dân Pháp, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận điều gì ?
Câu 2: Sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883, tại sao thực dân Pháp không chịu nhượng bộ triều đình Huế ?
Câu 3: So với Hiệp ước 1883, Hiệp ước 1884 có điểm gì khác ? Âm mưu của Chính phủ Pháp khi kí bản hiệp ước mới (Hiệp ước Pa-tơ-nốt) là gì ?
Câu 4: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các câu sau:
a. Ngay sau khi chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt tay
ngay vào việc thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế.
b. Lấy cớ giải quyết vụ gây rối của lái buôn Đuy-puy, Gác-ni-ê đưa hơn 200
quân Pháp ra Bắc, nhưng thực chất đây là việc nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.
c. Khi quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, quân đội triều đình ở đây
đã chống trả quyết liệt, buộc địch phải rút lui.
d. Khi quân Pháp tấn công thành Hà Nội, nhân dân ta đã anh dung đứng lên
kháng chiến.
e. Tại cửa ô Thanh Hà, một đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng
cơ đã chặn đánh địch quyết liệt và hi sinh đến người cuối cùng
f. Chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 của quân dân ta làm cho quân Pháp hoang
mang, lo sợ, còn quân ta thì càng phấn khởi, hang hái đánh giặc.
g. Ngay khi quân Pháp kéo quân đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng
lên kháng chiến, nên quân Pháp không thể chiếm được Hà Nội.
Câu 15: Hãy điền nội dung lịch sử cho phù hợp với mốc thời gian trong bảng dưới dây
Mốc thời gian
Nội dung lịch sử
Ngày 20/11/1873
Ngày 21/12/1873
Ngày 15/3/1874
Ngày 3/4/1882
Ngày 25/4/1882
Ngày 19/5/1883
Ngày 18/8/1883
Ngày 25/8/1883
Ngày 11/5/1884
Ngày 6/6/1884
A. Hoàng tá tiêm, lưu vĩnh phúc
B. Gacnie