Câu 1: Đời sống nhân dân ở Đàng Ngoài, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam –Bắc Triều
thời Mặc Đăng Doanh:
A. Nhà nhà no đủ
B. Xung đột kéo dài
C. Nông nghiệp bị tàn phá
D. Đói khổ, bần cùng
Câu 2: Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời sống của
người nông dân như thế nào?
A. Người nông dân phải chuyển làm nghề buôn bán
B. Người nông dân phải chuyển làm nghề thủ công
C. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt
D. Người nông dân phải khai hoang, lập nông trại
Câu 3: Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam, đặt phủ Gia Định vào năm nào?
A. Năm 1776
B. Năm 1771
C. Năm 1689
D. Năm 1698
Câu 4: Sau khi đặt phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh cho sát nhập vùng đất nào ở phía nam
vào phủ này?
A. Rạch Giá, Cà Mau
B. Mĩ Tho, Hà Tiên
C. Long An, Tiền Giang
D. Bến Tre, Đồng Tháp
Câu 5: Nguyên nhân hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất ở Đàng
Trong?
A. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi
B. Chúa Nguyễn có chính sách di dân, khẩn hoang lập ấp
C. Khuyến khích dân lưu vong trở về quê làm ăn
D. Thủ công nghiệp- thương nghiệp phát triển
Câu 6: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa
Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta?
A. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh
B. Không phù hợp với phong tục tập quán nước ta
C. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn
D. Nhân dân rất sùng bái đạo Phật
Câu 7: Đến thế kỉ nào tiếng việt trở nên phong phú và trong sáng?
A. Thế kỉ XV
B. Thế kỉ XVI
C. Thế kỉ XVII
D. Thế kỉ XVIII
Câu 8: Truyện Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì?
A. Hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội
B. Phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến
C. Vạch trần quan lại tham nhũng
D. Đã kích vua quan thời phong kiến
Câu 9: Ở thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng như:
A. làm đường mía Thổ Hà ( Bắc Giang), Bát Tràng( Hà Nội)
B rèn sắt Thổ Hà ( Bắc Giang), Bát Tràng( Hà Nội)
C. dệt Thổ Hà ( Bắc Giang), Bát Tràng( Hà Nội)
D. gốm Thổ Hà ( Bắc Giang), Bát Tràng( Hà Nội)
Câu 10: Điền vào ô trống: nghệ thuật dân gian nước ta thế kỉ XVII-XVIII
Nghệ thuật sân khấu cũng ………………………………………… Khắp nông thôn, đâu
dâu cũng có ………….. Nội dung các vở …………………………… thường phản ánh đời
sống …………, vất vả nhưng lạc quan của nhân, lên án kẻ …………. và ca
ngợi…………… con người
II/ PHẦN TỰ LUẬN
1. Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
2. Em hãy tóm tắc về tình hình kinh tế , văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII-XVIII ?
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
A. Nhà Nhà no đủ
Câu 2:
C. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt
Câu 3:
D. Năm 1698
Câu 4:
B. Mĩ Tho, Hà Tiên
Câu 5:
A. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi
Câu 6:
C. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn
Câu 7:
C. Thế kỉ XVII
Câu 8:
A. Hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội
Câu 9:
D. gốm Thổ Hà ( Bắc Giang), Bát Tràng( Hà Nội)
Câu 10:
II/ PHẦN TỰ LUẬN
1. Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:
– Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
– Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
2.
Kinh tế
1.Nông nghiệp
– Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.
– Đàng Trong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ…
2.Công thương nghiệp
– Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,…
– Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị
Văn hóa
1.Tôn giáo
Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.
2.Chữ viết
Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.
3.Văn học và nghệ thuật
Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,…
Văn học dân gian có nhiều thể loại.
Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,…
1:A
2:C
3:D
4:B
5:A
6:C
7:C
8:A
9:D