Câu 1/ Đồng chí hãy phân tích 5 bài học kinh nghiệm lớn mà Đảng ta đã rút ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Nêu ý nghĩa của các bài học này trong giai đoạn hiện nay ?
Câu 2/ Đồng chí hãy trình bày quan niệm của HCM về những nguyên tắc xây dựng thực hành đạo đức; liên hệ việc rèn luyện bản thân?
Câu 3/ Vì sao vấn đề xây dựng động co vào đảng đúng đắn được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đối với việc trở thành đảng viên ?
Câu 1: Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa:
– Đảng phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn.=> Từ khi ĐCS VN ra đời cho đến nay, với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, CM VN giành được những thắng lợi to lớn. Cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và những đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng để đưa đất nước tiếp tục phát triển.
– Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.=>là bài học lớn đầu tiên được nêu lên trong Cương lĩnh. Bài học này cho thấy: Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Không nắm vững mà để lung lay ngọn cờ này sẽ là lầm lạc chết người về chính trị.
– Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.=> cách mạng Việt Nam là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Đối với cuộc cách mạng ấy, nhân dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng phục vụ.
– Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.=>Động lực chủ yếu để phát triển đất nước không phải đấu tranh giai cấp mà là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức. Chính vì vậy, Đảng ta đặc biệt trân trọng bài học ”không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đại đoàn kết là sức mạnh
– Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.=> là nhân tố không thể bỏ qua trong quá trình hội nhập và phát triển.
Câu 2:
*Nguyên tắc xây dưng thực hành đạo đức:
1. Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
2. Xây đi đôi với chống.
3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
* Liên hệ (bản thân tự liên hệ).
Câu 3.
Phải xây dưng động cơ đúng đắn khi muốn trở thành đảng viên vì: Nếu không có động cơ đúng đắn thì khi trở thành đảng viên sẽ gây tồn hại lớn cho tổ chức đảng. => Cần phải không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và năng lực, đồng thời xác định động cơ đúng đắn trước khi bước vào hàng ngũ của Đảng.