Câu 1 Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
a. Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?
b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Câu 1
a. Thế nào là phản ứng phân hủy? phản ứng hóa hợp?
b. Cho các phản ứng sau: Fe + O2 –> Fe3O4 KNO3 –> KNO2 + O2 P + O2 –> P2O5 KMnO4 –> K2MnO4 + MnO2+ O2 Cân bằng những phản ứng trên và cho biết phản ứng nào là phản ứng phân hủy? phản ứng hóa hợp?
Câu 1 Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic.
a. Viết PTHH của phản ứng trên.
b. Tính khối lượng khí cacbonic sinh ra khi có 6,4 g khí oxi tham gia phản ứng.
Câu 1 Hãy giải thích vì sao: Than cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi than cháy trong không khí?
Câu 1 :
nP = 6,2/31 = 0,2 (mol)
nO2 (đktc) = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
PTPƯ : 4P + 5O2 –t°–> 2P2O5
4 5 2
0,2 0,3 (mol)
a.) Lập tỉ lệ : 0,2/4 < 0,3/5
==> P phản ứng hết và O2 bị dư
– Số mol O2 cần cho phản ứng trên là :
nO2 (p/ứ) = (0,2 . 5)/4 = 0,25 (mol)
– Số mol O2 bị dư là :
nO2 (dư) = nO2 – nO2 (p/ứ)
= 0,3 – 0,25
= 0,05 (mol)
==> mO2 (dư) = 0,05 . 32 = 1,6 (g)
b.) nP2O5 = (0,2 . 2)/4 = 0,1 (mol)
==> mP2O5 = 0,1 . 142 = 14,2 (g)
Câu 2 :
a.) (*) Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
(*) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu
b.)
(*) 3Fe + 2O2 –t°–> Fe3O4
==> Phản ứng hóa hợp
(*) 2KNO3 –t°–> 2KNO2 + O2
==> Phản ứng phân hủy
(*) 4P + 5O2 –t°–> 2P2O5
==> Phản ứng hóa hợp
(*) 2KMnO4 –t°–> K2MnO4 + MnO2 + O2
==> Phản ứng phân hủy
Câu 3 :
nO2 = 6,4/32 = 0,2 (mol)
a.) PTPƯ : C + O2 –t°–> CO2
1 1 1
0,2 0,2 (mol)
b.) ==> mCO2 = 0,2 . 44 = 8,8 (g)
Câu 4 :
Vì trong không khí có hỗn hợp nhiều chất khí khác nhau ( đặc biệt là Nitơ – chiếm 78% trong không khí ) . Mà khí Nitơ và một số các khí khác không duy trì sự cháy . Ngược lại Oxi duy trì sự cháy. Khi cháy trong bình (lọ) Oxi , diện tích tiếp xúc của than (C) với khí Oxi tăng so với ngoài không khí ( ngoài không khí do có nhiều chất khí khác không duy trì sự cháy nên diện tích tiếp xúc của than (C) với khí Oxi giảm ). Do đó than cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi than cháy trong không khí