Câu 1: Em hãy chép tiếp những câu còn lại để hoàn thiện bài thơ.
Câu 2: Cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Bài thơ được sáng tác theo
thể thơ nào?
Câu 3: Chỉ ra sự khác nhau của câu thơ thứ hai trong phần phiên âm và phần dịch thơ.
Câu 4: Trong hai câu thơ cuối bài, tác giả đã sử dụng rất hiệu quả một biện pháp nghệ
thuật. Em hãy cho biết đó là biện pháp nghệ thuật nào và nêu tác dụng.
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (8-10 câu) trình bày cảm nhận của em về tình yêu thiên
nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ trong bài thơ. Trong đoạn văn có
sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích).
thơ Ngắm Trăng
Câu 1:
Ngắm trăng
Ngục trung vô tửu, diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Câu 2:
Xuất xứ: Bài thơ được trích trong tập “Nhật kí trong tù” của Bác
HCST: Tháng 8/1942 Hồ Chí Minh từ Pác Pó – Cao Bằng đã bí mật sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ Quốc tế cho Cách mạng Việt Nam. Đến thị trấn Túc Vinh người bị bắt giữ, bị giam, bị đầy đọa, khổ sở 1 năm trời từ tháng 8/1942 đến tháng 8/ 1943. Trong thời gian này Bác đã sáng tác bài thơ
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3:
Nhận xét:
Câu: “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”
-> Câu nghi vấn: có từ để hỏi “làm thế nào” kết hợp với dấu hỏi chấm.
– Câu trần thuật: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.”
-> Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.
– Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.
Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác)
Câu 4:
Biện pháp nghệ thuật là: Phép đối:
nhân – nguyệt, hướng – tòng, khán minh nguyệt – khán thi gia.
Td: Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Hơn nữa còn cho chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên rất sâu đậm của Bác