Câu 1. Em hãy cho biết đất nước và nhân dân Âu Lạc thời nhà Hán cai trị (từ thế kỉ
thứ II đến thế kỉ I TCN) có gì thay đổi?
Câu 2. Trình bày diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40?
Câu 3. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói
lên điều gì?
1.Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt…, hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi… để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.
2.
– Diễn biến:
+ Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Nghe tin Hai Bà Trưng nổi dậy, hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ.
+ Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh, tiến đánh cổ Loa và Luy Lâu.
– Kết quả: Tướng giặc là Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.
3.
Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
– Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.