Câu 1:Em hãy mô tả các bước thực hiện giâm cành trên một loại cây trồng mà em đã đc quan sát hoặc đã đc thực hiên
Câu 2:Em hãy nêu ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng biện pháp thủ công,biện pháp hóa học,biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
Câu 3:Đất trồng là gì? Đất trồng có vai trò như thế nào?
Câu 4:Nêu những hiểu biết về biện pháp sinh học, biện pháp kiểm dịch thực vật
Câu 5:Nêu quy trình thực hiện các bước xác định mẫu đất theo thành phần cơ giới
Các bước của quy trình giâm cành là:
Bước 1: Cắt cành giâm:
Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5 – 7cm, có từ 2 – 4 lá.
Bỏ ngọn cành và phần sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá, làm giảm sự thoát hơi nước của cành giâm
Cắt vát cành giâm có tác dụng làm tăng khả năng hút nước của cành giâm và làm tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm
Bước 2: Xử lý cành giâm:
Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ , nhúng sâu từ 1 – 2 cm trong thời gian 5 – 10 giây.
Sau đó vẩy cho khô. Làm cho rễ cành giâm mau hình thành.
Bước 3: Cắm cành giâm :
Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống với độ sâu 3 – 5cm, khoảng cách các cành là 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.
Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc. Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp của lá và cành non khi cành giâm phát triển
Bước 4: Chăm sóc cành giâm :
Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho mặt luống luôn ẩm.
Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn
Sau khi giâm khoảng 15 ngày, kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển từ màu trắng sang màu vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất
Một số loại cây nhân giống được bằng phương pháp giâm cành như cây: Chanh, bưởi, mận, đào, rau ngót, sanh, dâu….
Câu 1:Em hãy mô tả các bước thực hiện giâm cành trên một loại cây trồng mà em đã đc quan sát hoặc đã đc thực hiên
– Các bước của quy trình giâm cành là:
Cắt cành → Xử lý cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc
Bước 1: Cắt cành giâm
Bước 2: Xử lý cành giâm
Bước 3: Cắm cành giâm
Bước 4: Chăm sóc cành giâm
Câu 2:Em hãy nêu ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng biện pháp thủ công,biện pháp hóa học,biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
Thủ công:
– Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ thực hiện
+ Bảo vệ môi trường
+ Cung cấp nguồn thực phẩm sạch
+ Có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh
– Nhược điểm:
+ Khó áp dụng với vườn diện tích lớn vì tốn công
+ Hiệu quả thấp khi sâu đã phát triển mạnh
Hóa học
Ưu điểm
Tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu bệnh nhanh
Nhược điểm:
+ Gây độc cho con người, cây trồng, vật nuôi
+ Ô nhiễm môi trường
+ Giết hại các sinh vật có lợi khác trong vườn
Sinh học
– Ưu điểm
+ Hiệu quả cao
+ An toàn với người và động vật
+ Không gây ô nhiễm môi trường
– Nhược điểm
+ Hiệu quả phụ thuộc vào loại thiên địch
Câu 3:Đất trồng là gì? Đất trồng có vai trò như thế nào?
– Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó, thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng gồm 3 thành phần: khí , lỏng và rắn. Vai trò: cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
– Vai trò của đất trồng đối với cây trồng:
– Cung cấp nước cho cây.
– Cung cấp chất dinh dưỡng.
– Cung cấp oxi.
– Giữ cho cây đứng vững
Câu 4:Nêu những hiểu biết về biện pháp sinh học, biện pháp kiểm dịch thực vật
– Sinh học
Là dùng các con côn trùng để tiêu diện sâu bọ
Kiểm dịch thực vật
Là một hệ thống biện pháp có tính chất pháp ché, Nhà nước quy định, nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại nguy hiểm từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác
Câu 5:Nêu quy trình thực hiện các bước xác định mẫu đất theo thành phần cơ giới
Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay
Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm (khi cảm thấy mát tay, nặn thấy dẻo là được
Bước 3: Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm
Bước 4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm
Xin hay nhất cho nhóm ạ
@Min