câu 1: em hãy tả một người bạn thân nhất của em( bài văn). câu 2:dựa vào đoạn trích vượt thác của tác giả Võ Quảng và hình ảnh Dượng Hương Thư, hãy là

By Harper

câu 1: em hãy tả một người bạn thân nhất của em( bài văn).
câu 2:dựa vào đoạn trích vượt thác của tác giả Võ Quảng và hình ảnh Dượng Hương Thư, hãy làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động( đoạn văn).
câu 3: dựa vào đoạn trích sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi bằng lời văn của mình hãy miêu tả lại cảnh sông nước Cà Mau

0 bình luận về “câu 1: em hãy tả một người bạn thân nhất của em( bài văn). câu 2:dựa vào đoạn trích vượt thác của tác giả Võ Quảng và hình ảnh Dượng Hương Thư, hãy là”

  1. câu 1

    Trong cuộc sống này, mỗi chúng ta đều phải có một người bạn thân. Họ là những người luôn ở bên cạnh bạn dù bạn nghèo khổ hay sung sướng, đau đớn hay hạnh phúc, buồn hay vui. Tôi cũng có một người bạn thân, anh ấy tên là Bắc, anh ấy chính là người luôn ở bên cạnh tôi cả thế giới có quay lưng với tôi.

    Bắc là một anh chàng học trên tôi hai lớp thế nhưng chẳng biết có duyên gì với nhau, chúng tôi gặp gỡ và chơi với nhau từ hồi lớp ba. Khi ấy anh chàng mới từ nam chuyển về nổi tiếng là đẹp trai và học giỏi. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi đã quen và thân được với anh ấy. Ngoại hình của Bắc khá là gầy, chân tay bé như con gái, mảnh khảnh. Thế nhưng đổi lại khuôn mặt của Bắc khá đẹp trai hài hòa. Chính vì khuôn mặt ấy có biết bao nhiêu bạn gái lớp dưới ngày đêm viết thư tay để bày tỏ tình cảm mến thương của mình đối với anh chàng này. Đôi mắt ướt long lanh, to tròn, mi mắt dài đen kết hợp với đôi lông mày đẹp như được vẽ lên vậy. Chiếc mũi cao thanh thoát, miệng cười tỏa nắng với chiếc răng khểnh. Đặc biệt khuôn mặt của anh dài, thanh thoát như một kết thúc hoàn hảo cho khuôn mặt chuẩn V line giống những ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc hay Trung Quốc. Bắc không bao giờ nổi bật vì làn da trắng bởi vì da của anh ấy hơi ngăm đen.

    Mỗi ngày đến trường anh luôn chọn cho mình một chiếc áo sơ mi trắng của trường và một chiếc quần jean màu tối. Hắn không hẳn là một học sinh ngoan nhưng vì có phong cách ăn mặc khá thư sinh và lịch sự cho nên Bắc luôn chọn cho mình sơ mi trắng. Kể từ lúc ngồi đằng sau xe của tôi bước xuống, đến cái bước xuống thôi anh cũng tỏ ra là mình lịch thiệp thư sinh, hắt nhẹ mái tóc hoe vàng tự nhiên, khoác ba lô một dây còn dây kia để thõng xuống trông đẹp đến lạ. Kể cả khi đứng chờ người em thân thiết cất xe, Bắc cũng khiến cho những học sinh nữ khác phải ngắm nhìn. Khẽ khàng khoác tay lên vai tôi rồi cùng đi về lớp, tôi thấy anh bạn thân của tôi còn điệu đà hơn cả con gái. Trong học tập anh ấy là người thông minh nhưng lại rất lười học, ngồi trong lớp nghe cô giảng mà mắt Bắc như muốn trùng xuống, chốc chốc anh lại phải cố gắng nâng bờ mi trên không gặp bờ mi dưới, trông đến là buồn cười.

    Tôi rât vui vì có một người bạn thân như thế, có lẽ nhiều bạn gái khác phải ghen tị khi tôi suốt ngày trêu đùa và thân thiết với anh ấy. Tuy nhiên ít có ai biết rằng, chúng tôi coi nhau như anh em, như tri kỉ vậy. Trông anh như vậy nhưng sống khá tình nghĩa, anh luôn làm cho tôi vui và chia sẻ những nỗi buồn với tôi mỗi ngày. 

    câu 2

     Khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác.

    – Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ.

    => Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

    * Kết bài:

    – Nêu được vẻ đẹp dũng mãnh, kiên cường của con người khi chiến đấu với thiên nhiên để có cái ăn cái mặc 

    bài 3

    a) Chúng ta có thể nhận thấy được bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc. Về phần trình tự miêu tả trong bài đi từ những ấn tượng chung nhất về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, sau đó tác giả tập trung miêu tả, thuyết minh về các con kênh rạch, sông ngòi cùng với cảnh vật hai bên bờ. Cho đến cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông thật đặc biệt.

    b) Bài văn Sông nước Cà Mau chia thành ba đoạn:

    – Đoạn 1: Từ đầu cho đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu” – Miêu tả được những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.

    – Đoạn 2: Đoạn tiếp theo cho đến “ khói sóng ban mai” – Đoạn này cũng đã miêu tả và nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tác giả đã tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn biết nhường nào.

    – Đoạn 3: Đoạn còn lại: Miêu tả được cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.

    c) Xét về phần vị trí quan sát của người miêu tả là ở trên thuyền. Có lẽ rằng cũng chính vị trí ấy giúp người miêu tả có thể miêu tả lần lượt và chi tiết nhất về các con sông, kênh rạch và giúp nhà văn cũng có thể khắc họa được cảnh vật hai bên bờ, có thể dừng lại miêu tả kĩ hoặc lướt qua.

    Trả lời
  2. câu 1:

    Khi ở nhà chúng ta có chị em để chia sẻ và chơi đùa cùng nhưng khi đến trường thì người bên cạnh chúng ta là bạn bè. Em có rất nhiều bạn từ ngày còn học mẫu giáo, trong đó người mà em thân thiết nhất là Hưng, bạn học cùng với em từ năm lớp 1.

    Em quen Hưng từ ngày chúng em còn học mẫu giáo vì nhà Hưng gần nhà em. Tuy nhiên đến năm học lớp 1, chúng em mới học chung. Ấn tượng ban đầu về Hưng là bạn ấy rất hiền, ít nói nhất lớp nhưng cao lớn nhất lớp. Hưng có mái tóc xoăn tít rất đặc biệt, mái tóc chẳng bao giờ nhuộm nhưng lại nâu nâu. Khuôn mặt Hưng vuông bởi vầng trán rộng và chiếc cằm to. Mọi người trong lớp em thường trêu Hưng là “Hưng mun” vì bạn ấy có làn da khá đen. Thế nhưng Hưng lại có đôi mắt rất đẹp. Đôi mắt bạn to và tròn, cộng với đôi lông mày rậm khiến gương mặt bạn dễ mến làm sao. Hưng ít khi nói chuyện, vào lớp bạn ấy chỉ im lặng nghe cô giáo giảng hoặc làm bài tập. Trước đó em rất thắc mắc vì sao Hưng lại không thích chơi cùng mọi người. Sau đó em mới hiểu không phải Hưng không muốn chơi cùng mà vì Hưng còn phải làm bài tập, rồi học thuộc bài trên lớp. Về nhà bạn ấy rất bận rộn. Hưng phải phụ mẹ buôn bán tạp hóa và trông em. Vậy mà bạn ấy lại là học sinh giỏi của lớp em. Bạn học tốt nhất là môn tiếng anh. Năm ngoái Hưng còn được chọn đi thi học sinh giỏi cấp thành phố nhưng không may Hưng bị bệnh không thể đi được. Hưng không tham gia các phong trào văn nghệ của lớp, bù lại bạn ấy rất giỏi thể thao, bạn ấy được tuyển vào đội bóng đá thiếu nhi của trường em. Em thích nhất ở Hưng việc bạn ấy rất tốt bụng. Bạn hay giúp đỡ những bạn học yếu khác mà không cần trả công. Mỗi ngày Hưng đi sớm nhất để trực nhật thay các bạn. Việc tưới hoa hay nhổ cỏ vườn hoa lớp Hưng đều lặng lẽ làm. Hưng giúp em rất nhiều trong học tập, những ngày em bị bệnh nghỉ học, bạn là người chép bài giúp em. Bạn luôn giành xách cặp cho em vì bạn bảo em nhỏ, ốm yếu. Đồ chơi của em bị hư đều do Hưng sửa lại. Em quý bạn nên có gì ngon em đều mang đến nhà biếu bạn. Nhờ có Hưng bên cạnh nên em chưa bao giờ bị bạn lớn hơn bắt nạt.

    Em rất quý người bạn này của em. Em sợ sau này khi lớn lên em sẽ không thể học cùng bạn nữa. Em chỉ mong ước được đi học cùng bạn mỗi ngày. Em thầm cảm ơn Hưng đã cho em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

    Câu 2:

     Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ.

    => Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

    Câu 3:

    Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của “xóm chợ vùng rừng cận biển” với “những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa…”, những ngôi nhà gạch “văn minh hai tầng”, “những đống gỗ cao như núi”, “những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn…”. Tất cả tạo nên sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”.

    Năm Căn là một thị trấn “anh chị rừng xanh” rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: “Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước… Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè – những khu phố nổi – ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua “có thể cập thuyền lại, bước sang…”, hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá “mà không cần phải bước khỏi thuyền”. Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều “xởi lởi”, hoặc những người Chà Châu Giang “bán vải”, hoặc những bà cụ già người Miên “bán rượu”. “Những khu phố nổi” với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói “líu lô”, đủ kiểu ăn vận “sặc sỡ”, đã tô điểm cho Năm Căn “một màu sắc độc đáo”… Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!

    Trang văn “Sông nước Cà Mau” cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.

    Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm…

    Chúc bạn học tốt ! >~<

    Trả lời

Viết một bình luận