Câu 1. Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong như thế nào? A. Vẫn còn ổn định và phát triển thịnh đạt. B. Bước vào giai đoạn su

By Madelyn

Câu 1. Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong như thế nào?
A. Vẫn còn ổn định và phát triển thịnh đạt.
B. Bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng.
C. Đàng Ngoài khủng hoảng, Đàng Trong ổn định và phát triển.
D. Đàng Trong khủng hoảng, Đàng Ngoài ổn định và phát triển.
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ phong trào nông dân ở Đàng ngoài giữa thế kỉ XVIII là
A. nông dân bị cướp đoạt hết ruộng đất.
B. nông dân bị chế độ lao dịch nặng nề.
C. nông dân bị hạn hán, mất mùa.
D. nông dân bị sưu cao, thuế nặng.
Câu 3. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. Đất nước thống nhất nhưng bị suy thoái.
B. Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc.
C. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
D. Phong trào nông dân bị đàn áp.
Câu 4. Năm 1771,cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở ấp Tây Sơn thuộc tỉnh
A.
B. Bình Thuận
C. Bình Định
D. Quảng Bình
E. Phú Xuân
Câu 5. Vì sao cuộc khởi nghĩa nông dân lại bùng nổ ở ấp Tây Sơn năm 1771?
A. Nông dân bị cướp ruộng đất
B. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm
C. Đời sống nhân dân cực khổ
D. Nông dân phải chịu sưu cao thuế nặng
Câu 6. Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn, từ một cuộc khởi nghĩa nông dân đã nhanh chóng
phát triển thành một phong trào Tây Sơn rộng lớn?
A. Được đông đảo nhân dân ủng hộ.
B. Chính quyền chúa Nguyễn suy thoái.
C. Được sự giúp đỡ từ bên ngoài.
D. Chính quyền Lê – Trịnh khủng hoảng.
Câu 7. Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn đã giành những chiến thắng vang dội nào?
A. Giải phóng hầu hết Đàng Trong, tiêu diệt thế lực cát cứ của chúa Nguyễn.
B. Liên tục mở các cuộc tấn công vào Đàng Trong, đánh chiếm Phú Yên.
C. Liên tục mở các cuộc tấn công ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
D. Làm chủ vùng đất Quy Nhơn (Bình Định), đánh bại quân Xiêm xâm lược.
Câu 8. Sau khi làm chủ Đàng Trong, nhiệm vụ tiếp theo của phong trào Tây Sơn là gì?
A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh.
B. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh.
C. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới.
D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
Câu 9. Lực lượng nào đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ
XVIII?
A.
B. Nghĩa quân Tây Sơn.
C. Lực lượng chúa Trịnh.
D. Lực lượng chúa Nguyễn.
E. Lực lượng vua Lê.
Câu 10. Phong trào Tây Sơn mang tính chất là
A. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
B. cuộc khởi nghĩa nông dân.
C. chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến.

0 bình luận về “Câu 1. Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong như thế nào? A. Vẫn còn ổn định và phát triển thịnh đạt. B. Bước vào giai đoạn su”

  1. Câu 1:B,Bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng

    Câu 2:D,Nông dân bị sưu cao, thuế nặng

    Câu 3:A,Đất nước thống nhất nhưng bị suy thoái

    Câu 4:C,Bình Định

    Câu 5:D,Nông dân phải chịu sưu cao thuế nặng

    Câu 6:A,Được đông đảo nhân dân ủng hộ

    Câu 7:A,Giải phóng hầu hết Đàng Trong, tiêu diệt thế lực cát cứ của chúa Nguyễn

    Câu 8:B,Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh

    Câu 9:B,Nghĩa quân Tây Sơn

    Câu 10:B,Cuộc khởi nghĩa nông dân

    Chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận