Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng
1. Nông nô được hình thành chủ yếu từ:
A. Tướng lĩnh quân sự
B. Nông dân, nô lệ
C. Quý tộc
D. Nô lệ
2. Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho Giáo
D. Lão giáo
3. Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:
A. Ngô Quyền
B. Đinh Bộ Lĩnh
C. Lê Hoàn
D. Nguyễn Huệ
4. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:
A. Xã hội chiếm hữu nô lệ
B. Xã hội nguyên thuỷ
C. Xã hội phong kiến
D. Xã hội tư bản chủ nghĩa
5. Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:
A. Ải Chi Lăng
B. Dọc sông Cà Lồ
C. Cửa sông Bạch Đằng
D. Dọc sông Cầu
6. Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi:
A. Hội họp các quan lại
B. Đón các sứ giả nước ngoài
C. Vui chơi giải trí
D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi
Phần II. Tự luận
Câu 2 (2 điểm). Nêu những thành tựu lớn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.
Câu 3 (3 điểm). Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)
Câu 4 (2 điểm). Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
1 b
2 c
3 b
4 c
5c
6 d
Câu 2 (2 điểm). Nêu những thành tựu lớn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.
Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, văn hoá Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.
– Về tư tưởng: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo phát triển. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
– Văn học:
+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao. Với những nhà thơ tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ,…
+ Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh – Thanh: Tam Quốc diễn nghĩa – La Quán Trung, Thủy Hử – Thi Nại Am, Tây Du Kí – Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần,…
– Lịch sử: Bộ sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh sử,…
Câu 3 (3 điểm). Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)
Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
– Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
– Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
– Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
– Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
– Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
– Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
Câu 4 (2 điểm). Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi :
– Độc lập được giữ vững
– Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc .
– Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc .
– Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm
chúc bn chép
1. B
2. C
3. B
4. C
5. D
6. D
Phần II. Tự luận
Câu 2
– Tư tưởng: Nho giáo…
– Văn học: những nhà văn và tác phẩm nổi tiếng.
– Khoa học kĩ thuật: giấy, in, la bàn, thuốc súng,…
– Nghệ thuật:…
Câu 3 – Năm 1075 nhà Lý chủ trương tập kích sang Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm (đất Tống) giành thế chủ động, bất ngờ.
– Xây dựng phòng tuyến sông Cầu.
– Tấn công để tự vệ
– Cuối năm 1077, đọc bài thơ “Thần”.
– Cuối năm 1077 vượt sông Như Nguyệt tập kích doanh trại địch.
– Chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, giảng hoà.
Câu 4
– Đập tan âm mưu xâm lược thôn tính Đại Việt của nhà Tống.
– Thể hiện lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc…