Câu 1 : Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. ( chủ đề tự chọn, không chép mạng) GI

Câu 1 : Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. ( chủ đề tự chọn, không chép mạng)
GIÚP VỚI 9H30 PHẢI NỘP BÀI RỒI 🙁

0 bình luận về “Câu 1 : Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. ( chủ đề tự chọn, không chép mạng) GI”

  1. Mở bài:

    Không có máy tính, điện thoại thông minh hay những trò chơi lắp gáp cầu kì, trẻ em ngày xưa quen với những thiếu thốn, khó khăn nên những trò chơi cũng đậm chất dân dã. Chỉ cần một khoảng sân nhỏ, đất trống trong vườn, vài ba viên sỏi hay phấn màu là có thể cùng nhau chơi Ô ăn quan. Ô ăn quan là một trò chơi dân gian để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng những ai đã từng là trẻ thơ.

    Thân bài:

    Ô ăn quan là trò chơi mang đậm chất thuần hậu phong thủy Việt Nam, nó gắn liền với những mảnh đất chữ điền nằm cạnh nhau. Câu chuyện về trạng nguyên Mạc Hiển Tích đỗ trạng năm 1086 đã có một số tác phẩm bàn về phép tính trong trò ô ăn quan và đề cập đến số âm trong ô trống chưa xuất hiện

    Cách chơi 

    +Bàn chơi: Bàn chơi ô ăn quan chỉ cần một mặt phẳng tương đối rộng, kích thước mỗi ô dao động sao cho thích hợp chứa quân chơi và di chuyển quân dễ dàng. Vì thế bàn chơi ô ăn quan thường là vỉa hè, sân nhà, nền gạch…Dùng phấn, sỏi, que cây để kẻ ô thành hình chữ nhật, chia hình chữ làm 10 ô nhỏ mỗi hàng 5 ô đối xứng nhau. Hai đầu chữ nhật vẽ thêm hình bán nguyệt. Các ô vuông được gọi là ô dân. Quân chơi: có hai loại quân là quân dân và quân quan. Với bàn chơi thông thường ta có 2 quân quan và 50 quân dân. Chất liệu quân rất đa dạng, có thể làm từ sỏi,đá, đất, nhựa hoặc hạt cây…miễn sao kích thước phù hợp để cầm nắm, quân quan phải lớn hơn quân dân. Quân quan được đặt trong hai hình bán nguyệt, quân dân được đặt đều trong các ô vuông.

    + Người chơi: thường có hai người chơi, hai người ngồi hai bên ô vuông dài và kiểm soát quyền chơi phía bên mình.

    -Luật chơi:

    +Người thắng cuộc là người kết thúc cuộc chơi có tổng số quan dân quy đổi nhiều hơn. Thông thường 1 quân quan đồi được 10 hoặc 5 quân dân.

    + Từng người chơi lần lượt di chuyển số quân dân trong ô bất kì, mỗi ô một quân, bắt đầu từ ô gần nhất. Nếu liền sau là ô vuông chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân rải tiếp. Nếu liền sau là ô vuông trống và sau là ô chứa quân thì người chơi sẽ ăn tất cả số quân trong ô. Nếu liền sau là ô quan chứa quân hoặc hai ô trống trở trên thì người chơi bị mất lược. Trong trường hợp 5 ô trống của chơi đều không có quân thì người chơi sẽ lấy quân ăn được của mình rải lên hoặc mượn quân đối phương. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan bị ăn hết.

    Kết bài: Một trò chơi dễ chơi, mộc mạc lại mang tính trí tuệ như thế lẽ ra phải được coi trọng hơn trong xã hội hiện đại. Rất tiếc khi mà cả người lớn và trẻ em chỉ thích những điều kì diệu trong thế giới ảo của game online thì họ lại bỏ quên những giá trị đẹp đời thường trong đó có trò ô ăn quan.

    XIN HAY NHẤT Ạ

    Bình luận
  2. A, MB

    – giới thiệu trò chơi: Tại các làng quê yên bình của Việt Nam, những trò chơi dân gia đã trở thành một phần không thể thiếu đối với trẻ em. Các em có vô vàn trò chơi dân gian bổ ích, lý thú sau giờ học: ú tim, ô ăn quan, nhảy dây, cá ngựa, rồng rắn lên mây….

    – Một trong những trò chơi được trẻ em chơi đó là trò chơi trốn tìm. Với luật chơi đơn giản và gắn kết được toàn thể, các em nhỏ lựa chọn chơi trốn tìm như một trò chơi thú vị bậc nhất.

    B, TB: cách chơi:

    – Cách chơi của trò chơi trốn tìm vô cùng đơn giản. Đầu tiên, bọn trẻ sẽ tập hợp khoảng hơn 10 người, càng đông càng vui. Đám trẻ sẽ oẳn tù tì hoặc bằng cách nào đó mà tìm ra được người thua cuộc, và người đó chính là người phải đi tìm.

    – Tất cả những người còn lại sẽ đi trốn. Người tìm úp mặt vào tường và đếm từ 1 đến 20, hoặc tùy theo thời gian. Những người còn lại sẽ tản ra để trốn. Sau khi đếm xong, người tìm sẽ mở mắt và đi tìm xung quanh, tìm được ai thì người bị tìm sẽ thua.

    – Người trốn kỹ nhất cuối cùng là người thắng cuộc, quyết định bằng việc người đi tìm bỏ cuộc. Trò chơi mang tính kịch tích cao và người đi tìm và người trốn đều cần có chiến lược cụ thể. Trò chơi cũng góp phần rèn luyện sức khỏe cho các em nhỏ.

    C, KB: tổng kết

    Tóm lại, trò chơi trốn tìm là một trò chơi thú vị, bổ ích dành cho tất cả trẻ em, người lớn ở mọi lứa tuổi. Khi chơi, ta như tìm được tuổi thơ vô tư, hồn nhiên của chính mình.

     chúc bạn học tốt mong được là câu trả lời hay nhất . bình này mình vừa làm hôm trước xong

    Bình luận

Viết một bình luận