Câu 1. kế hoạch đánh thắng giặc của Ngô Quyền như thế nào? kê hoạch đó chủ động, độc đáo ở những điểm nào? Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong trận chiến tháng đó?
Câu 2. nêu những thành tựu về văn hóa và kinh tế của Cham_pa
1
Diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng:
Kết quả:
=>Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
– Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng…
– Độc đáo:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
– Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
– Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.
– Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
– Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
2
Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:
– Nông nghiệp:
+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.
+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.
– Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.
– Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
* Văn hóa:
– Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).
– Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
– Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.
– Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…