Câu 1.Kể tên và nêu đặc điểm các loại quả ?mỗi loại lấy 3 ví dụ ?Vì sao cần thu hoạch các loại đỗ trước khi quả chín khô? Câu 2.Các bộ phận của 1 lá m

Câu 1.Kể tên và nêu đặc điểm các loại quả ?mỗi loại lấy 3 ví dụ ?Vì sao cần thu hoạch các loại đỗ trước khi quả chín khô?
Câu 2.Các bộ phận của 1 lá mầm và hạt 2 mầm ,điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Câu 3 .Trình bày đặc điểm của quả và hạt thích nghi với cách phát tán nhờ gió hoặc nhờ động
Câu 4.Đặc điểm và môi trường sống của tảo ,rêu ,dưỡng xỉ,cây thông ?
Câu 5.Đặc điểm của thực vât hạt kín ?
Câu 6.Phân biệt cây thuộc lớp lá 1 mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm

0 bình luận về “Câu 1.Kể tên và nêu đặc điểm các loại quả ?mỗi loại lấy 3 ví dụ ?Vì sao cần thu hoạch các loại đỗ trước khi quả chín khô? Câu 2.Các bộ phận của 1 lá m”

  1.  

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1:

    – Phân chia gồm quả khô và quả thịt.

    – Đặc điểm:

    + Quả khô: vỏ mỏng và khô, cứng.

    + Quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày chứa nhiều thịt quả.

    – Quả khô: quả cải, quả chò, quả bông, quả đậu Hà Lan, quả thìa là.

    – Quả thịt: quả đu đủ, quả mơ, quả chanh, quả cà chua, quả táo ta.

    Nếu để quả chín khô thì quả sẽ tự nẻ (tự nứt 2 mảnh vỏ để giải phóng hạt) , hạt rơi xuống đất nên không thu hoạch được.

    Câu 2:

    Hạt gồm có: Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.

    Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm:

    – Hạt 1 lá mầm: phôi có 1 lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở phôi nhũ

    – Hạt 2 lá mầm: Phôi có 2 lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở 2 lá mầm.

    Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp. Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.

    Câu 3:

    Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt:

    – Nhờ gió: quả thường nhỏ nhẹ, có túm lông hoặc có cánh

    – Nhờ động vật: là thức ăn của động vật (nhưng có hạt cứng ko bị tiêu hóa) có lông dính hoặc có gai móc

    – Tự phát tán: thường là nhóm quả khô nẻ (khi chín vỏ tự tách rơi ra ngoài)

    – Ngoài ra còn có tác nhân khác như con người, nước: quả và hạt được đưa tới các vùng miền khác nhau.

    Câu 4: Rêu : – Cơ quan sinh sản : Túi bào tử

    – Cơ quan sinh dưỡng : + Rễ giả

    + Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn

    + Chưa có hoa

    – Sự phát triển : Cây rêu →Túi bào tử ⇒Cơ quan sinh sản đực

    +Cơ quan sinh sản cái ⇒Tế bào sinh dục đực

    +Tế bào sinh dục cái ⇒Hợp tử →Bào tử →Cây rêu →…→… Dương xỉ : – Cơ quan sinh sản : Túi bào tử – Cơ quan sinh dưỡng : + Rễ thật + Thân ngầm, hình trụ, có mạch dẫn + Lá già có cuống dài, lá non đầu cuộn tròn – Sự phát triển : Cây dương xỉ trưởng thành →→ Túi bào tử →→Bào tử →→Nguyên tản ⇒⇒Cơ quan sinh sản đực ++Cơ quan sinh sản cái ⇒⇒Tế bào sinh dục đực++ Tế bào sinh dục cái ⇒⇒Hợp tử→→Cây dương xỉ non →→Cây dương xỉ trưởng thành →…→… So sánh : Về cơ quan sinh sản : Giống nhau đều có cơ quan sinh sản là túi bào tử Về cơ quan sinh dưỡng : Giống nhau đều có đủ rễ, thân, lá; Khác với rêu, dương xỉ đã có rễ thật và có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển Về sự phát triển : Giống nhau đều phát triển từ túi bào tử thành bào tử, đều có cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái phát triển thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi thành hợp tử; Khác với rêu, sự phát triển của dương xỉ là sau khi phát triển thành bào tử sẽ phát triển thành nguyên tản rồi mới đến cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái rồi thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi phát triển thành hợp tử và thành cây dương xỉ non sau đó mới thành một cây dương xỉ trưởng thành nhưng rêu có sự phát triển đơn giản hơn dương xỉ

    Câu 5: Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau: – Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép…), trong thân có mạch dẫn hoàn thiện. … Hạt nằm trong quả (ở hoa là noãn nằm trong bầu) – đây là một ưu thế của các cây hạt kín, vì hạt được bảo vệ tốt hơn.

    Câu 6: 

    Cây một lá mầm:
    – Có dạng thân cỏ ( trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa …)
    – Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
    – Rễ chùm
    – Gân lá hình cung, song song
    – Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
    VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô…
    * Cây hai lá mầm:
    – Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo …)
    – Rễ cọc
    – Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung…)
    – Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
    – Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
    VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua …

    Kí tên : 

    @Doraemon.

    Bình luận

Viết một bình luận