Câu 1 Khí metan cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước với phương trình hóa học là : A) CH4 + O2 → CO2 + 2H2O B) 2CH4 + O2

By Arya

Câu 1 Khí metan cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước với phương trình hóa học là :
A) CH4 + O2 → CO2 + 2H2O
B) 2CH4 + O2 → 2CO2 + H2O
C) CH4 + 2O2 → CO2 + H2O
D) CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
Câu 2 Trong hầu hết các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị :
A) I
B) II
C) III
D) IV
Câu 3 Số mol của 1,2.1024 phân tử oxi là:
A) 0,2 (mol)
B) 1,2 (mol)
C) 2 (mol)
D) 12 (mol)
Câu 4 Thể tích khí oxi (ở đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam lưu huỳnh là:
A) 11,2 (lít)
B) 22,4 (lít)
C) 33,6 (lít)
D) 1,6 (lít)
Câu 5 Đốt cháy m gam photpho trong bình chứa 17,92 lít khí oxi (ở đktc) thu được 28,4 gam điphotpho pentaoxit. Khối lượng photpho đã phản ứng là:
A) 19,84 (gam)
B) 11,2 (gam)
C) 12,4 (gam)
D) 17,2 (gam)
Câu 6 Trong các nhận định sau, nhận định nào sai khi nói về tính chất của oxi?
A) Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh.
B) Oxi phản ứng với nhiều kim loại, nhiều phi kim và hợp chất.
C) Ở nhiệt độ thường, oxi dễ dàng tham gia phản ứng hóa học.
D) Oxi tác dụng với sắt tạo ra oxit săt từ (Fe3O4).
Câu 7 Đốt cháy 2,52 gam sắt trong không khí, sau khi phản ứng kêt thúc thu được 3,48 gam chất rắn. Khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng là
A) 0,96 gam.
B) 0,65 gam.
C) 0,48 gam.
D) Không xác định được.
Câu 8 Khí butan (C4H10) cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước với phương trình hóa học là:
A) C4H10 → 4CO2 + 5H2O
B) C4H10 + O2 → 4CO2 + 5H2O
C) C4H10 + 13O2 → 4CO2 + 5H2O
D) 2C4H10 + 13O2 → 8CO2 + 10H2O
Câu 9 Đốt cháy sắt trong khí oxi ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ (Fe3O4). Số gam sắt cần để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ là :
A) 0,56 gam.
B) 1,12 gam.
C) 1,68 gam.
D) 2,24 gam.
Câu 10 Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam hỗn hợp gồm C và S cần 10,08 lít khí O2 (ở đktc). Thành phần phần trăm của C trong hỗn hợp ban đầu là :
A) 42,86%
B) 36,34%
C) 24,21%
D) 57,14%
Câu 11 Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra sự oxi hóa
A) Nước đóng băng ở 0 oC.
B) Đinh sắt để ngoài không khí bị gỉ.
C) Nung đá vôi để tạo thành vôi sống.
D) Sục khí clo để diệt khuẩn nước máy.
Câu 12 Biết khí oxi chiếm 20% thể tích không khí. Thể tích không khí (ở đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam lưu huỳnh là :
A) 1,12 lít
B) 2,24 lít
C) 5,6 lít
D) 11,2 lít
Câu 13 Có 3 bình khí đựng các 3 khí riêng biệt là khí oxi, không khí và khí cacbonic. Để phân biệt các khí trên ta dùng
A) quỳ tím ẩm.
B) tàn đóm còn than đỏ.
C) nước vôi trong.
D) dung dịch axit clohiđric (HCl).
Câu 14 Cho m gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Al có cùng số mol phản ứng với khí oxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng tăng so với khối lượng ban đầu là 4 gam. Giá trị của m là
A) 9,1 gam
B) 5,1 gam
C) 4,2 gam
D) 6,375 gam
Câu 15 Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng có xảy ra sự oxi hóa là :
A) 2KClO3 → 2KCl + 3O2
B) 3H2O + P2O5 → 2H3PO4
C) 3O2 + 4Al → 2Al2O3
D) CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 16 Đốt cháy 1,2 kg than chứa 5% tạp chất không cháy được. Tính thể không khí (ở đktc) cần để đốt cháy hết lượng than trên (biết khí oxi chiếm 20% thể tích không khí)
A) 2128 lít
B) 10640 lít
C) 2240 lít
D) 11200 lít
Câu 17 Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam sắt thu được 4,64 gam một oxit sắt. công thức hóa học của oxit sắt là :
A) FeO
B) Fe2O3
C) Fe3O4
D) Không xác định được
Câu 18 Thể tích khí oxi cần để đốt cháy hoàn toàn 1 m3 khí metan CH4 chứa 0,2% tạp chất không cháy là :
A) 980 lít
B) 1960 lít
C) 2940 lít
D) 3920 lít
Câu 19 Hiện tượng xảy ra khi đặt một cây nến đang cháy vào lọ thủy tinh đậy nắp kín là :
A) Nến tắt ngay.
B) Nến cháy mạnh hơn.
C) Nến cháy mạnh hơn rồi tắt.
D) Nến cháy yếu dần rồi tắt.
Câu 20 Cho các phản ứng hóa học sau:
a) 4Al + 3O2 → 2Al2O3
b) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
c) CaCO3 → CaO + CO2
d) SO3 + H2O → H2SO4
e) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Phản ứng thế gồm có:




Viết một bình luận