Câu 1: Làm thế nào để quan sát, phân biệt mặt lưng, mặt bụng của giun đất ? Câu 2: Mai của mực thực chất là gì ? Câu 3: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có

By Kylie

Câu 1: Làm thế nào để quan sát, phân biệt mặt lưng, mặt bụng của giun đất ?
Câu 2: Mai của mực thực chất là gì ?
Câu 3: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 4: Cơ thể của châu chấu được chia thành mấy phần ?
Câu 5: Vì sao cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn ?
Câu 6: Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa ?
Mong được giúp :((

0 bình luận về “Câu 1: Làm thế nào để quan sát, phân biệt mặt lưng, mặt bụng của giun đất ? Câu 2: Mai của mực thực chất là gì ? Câu 3: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có”

  1. Câu 1: Làm thế nào để quan sát, phân biệt mặt lưng, mặt bụng của giun đất ?

    -Mặt lưng có màu sẫm hơn mặt bụng.

    -Mặt bụng có các lỗ sinh dục.

    -Đàu tròn dài, thuôn nhỏ.

    -Phần đuôi có hậu môn.

    Câu 2: Mai của mực thực chất là gì ?

    Mai của mực thực chất là vỏ đá vôi tiêu giảm.

    Câu 3: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào ?

    Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.

    Câu 4: Cơ thể của châu chấu được chia thành mấy phần ?

    Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng.

    Câu 5: Vì sao cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn ?

     Vì cá chép thụ tinh ngoài ,trong môi trường nước nên khả năng trúng được thụ tinh thấp cùng với đó là trứng sau khi được thụ tinh cũng không được bảo vệ, dễ bị cá khác ăn nên phải đẻ nhiều trứng để duy trì nòi giống

    Câu 6: Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa ?

    Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    câu 1:

    Dựa vào màu sắc ta có thể phân biệt mặt lưng, mặt bụng của giun đất, mặt lưng sẫm màu hơn mặt bụng.

    câu 2:

    vỏ đá vôi tiêu giảm.

    câu 3:

    Vỏ cơ thể tôm chứa sắc tố, làm tôm có màu sắc của môi trường.

    câu 4:

    cơ thể châu chấu có 3 phần:

      -đầu.

      -ngực.

      -bụng.

    câu 5:

    Cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn vì chúng thụ tinh ngoài, môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh.

    câu 6:

    Khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

    o( ̄▽ ̄)d

     

    Trả lời

Viết một bình luận