Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản theo nội dung sau: thời gian | các cuộc cách mạng | hình thức | kết quả Câu 2: ý nghĩa lịch sử của

By Jasmine

Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản theo nội dung sau:
thời gian | các cuộc cách mạng | hình thức | kết quả
Câu 2: ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp
Câu 3: thế nào là cách mạng công nghiệp? nêu những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở nước Anh
Câu 4: Vì sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?
Câu 5: Sự xuất hiện của quốc tế thứ 3 có ý nghĩa gì?
Câu 6: nêu tên hình thức phong trào đấu tranh và ý nghĩa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ
Câu 7: vì sao Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé?
Câu 8: cách mạng Tân Hợi 1911 ( diễn biến, kết quả, ý nghĩa, hạn chế )
Câu 9: nêu nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh trị ở Nhật 1968

0 bình luận về “Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản theo nội dung sau: thời gian | các cuộc cách mạng | hình thức | kết quả Câu 2: ý nghĩa lịch sử của”

  1. Câu 1

    ở trong hình ảnh cái màu vàng là ở sgk còn cái màu trắng là mình tham khảo mạng nha

    câu 2

    – Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

       – Góp phần làm chế độ phong kiến lung lay ở khắp châu âu.

       – Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến châu Âu và châu Mĩ.

       – Thức tỉnh các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới đứng lên lật đổ chế độ phong kiến.

       – là cuộc cách mạng triệt để nhất

    Câu 3:

    cách mạng công nghiệp là nói đến sự thay đổi lớn lao mà nó mang lại trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, và xã hội. Nhìn lại lịch sử, con người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ.

    * Ở nước Anh:

    – Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu như:

    + Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

    + Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

    + Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.

    + Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.

    + Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.

    + Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.

    + Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.

    Câu 4:

    Công xã Pa-ri la nhà nước kiểu mới vì do nhân dân bầu lên thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, bảo đảm làm chủ của nhân dân, khác với các hình thức nhà nước trước kia là công cụ thống trị, bóc lột nhân dân.

    Câu 5:

    thống nhất và phát triển phong trào công nhân thế giới

    Câu 6:

    Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, đánh giấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc.

    còn hình thức bạn tự trả lời ạ

    Câu 7:

    – Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.

    – Từ năm 1840 đến năm 1842 thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

    – Sau chiến tranh thuốc phiện các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc.

    Câu 8:

    Nguyên nhân

    – Ngày 9 – 5 – 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.

    => Sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ.

    Diễn biến:

    – Ngày 10 – 10 – 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

    – Ngày 29 – 12 – 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

    – Tháng 2 – 1912, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống Cách mạng coi như chấm dứt.

    kết quả

    • Kết quả chế độ phong kiến triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc thời kỳ này bị lật đổ. 
    • Nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc. 
    • Công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên về cơ bản cuộc cách mạng này lại không mang đến kết quả triệt để. 
    • Ý nghĩa:

      – Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.

      – Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

      – Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là:

      + Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

      + Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

      + Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

      Hạn chế:
      +Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
      +Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
      +Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

    • câu 9 
    • * Nội dung:

      Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:

      – Về kinh tế:

      + Thống nhất tiền tệ

      + Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

      + Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

      + Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

      – Về chính trị – xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

      – Về giáo dục:

      + Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

      + Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

      – Về quân sự:

      + Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

      + Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

      * Ý nghĩa:

      – Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

      – Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

      – Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

      ChÚc BạN hỌc TốT NhÉ!!!


    cau-1-lap-bang-thong-ke-cac-cuoc-cach-mang-tu-san-theo-noi-dung-sau-thoi-gian-cac-cuoc-cach-mang

    Trả lời

Viết một bình luận