câu 1: Lập niên biểu các giai đoạn phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
câu 2: Lập niên biểu các giải đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2.
câu 3: Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở Châu Âu
“mn giải giúp e vs – e đang cần gấp ”
mơn mn
Câu 1: Sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2:
– Từ năm 1945 đến 1950: nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % năm 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
– Trong những thập niên sau: tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa. Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ 2, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng Đôla Mĩ đã bị phá giá 2 lần vào tháng 12/1973 và tháng 2/1974.
Câu 2: Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2:
– Từ năm 1945 đến 1950: thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.
– Từ tháng 6 năm 1950: sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ.
– Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển “thần kỳ”, đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN.
– Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế.
Câu 3: Sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở Châu Âu:
– Tháng 4 năm 1951: “Cộng đồng than, thép Châu Âu” ra đời gồm 6 nước Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
– Tháng 3 năm 1957: 6 nước trên cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” sau là “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
– Tháng 7 năm 1967: 3 cộng đồng trên sát nhập với nhau thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
– Tháng 12 năm 1991: Hội nghị Ma-xtrích quyết định “Cộng đồng châu Âu” mang tên gọi mới là “Liên minh Châu Âu” (EU). Liên minh Châu Âu là 1 liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất thế giới, trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế thế giới.
– Từ năm 1999 đến 2004: số nước thành viên của EU là 15 và sau tăng lên là 25 nước.