Câu 1 : lấy ví dụ chứng minh các nhân tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) đã làm thay đổi hình thái hoạt động sinh lý của sinh vật? Câu 2:Phân b

Câu 1 : lấy ví dụ chứng minh các nhân tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) đã làm thay đổi hình thái hoạt động sinh lý của sinh vật?
Câu 2:Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? Nêu các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên?

0 bình luận về “Câu 1 : lấy ví dụ chứng minh các nhân tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) đã làm thay đổi hình thái hoạt động sinh lý của sinh vật? Câu 2:Phân b”

  1. Giải thích các bước giải:

    Câu 1:

    1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật:

    * Đối với thực vật :

    – Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý của thực vật nhưu quang hợp , hô hấp , sự hút nước của cây.

    – Nhóm thực vật ưa sáng : Gồm những cây sống nơi quang đãng.

    – Nhóm thực vật ưa bóng : Gồm những cây sống ở nơi thiếu ánh sáng.

    * Đối với động vật :

    – Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật : Như là nhận biết , định hướng di chuyển trong không gian , sinh trưởng , sinh sản , vv…

    – Nhóm ĐV ưa sáng : gà , trâu , bò , ngựa , vv…

    – Nhóm ĐV ưa tối : Là những động vật hoạt động vào ban đêm , sống trong hang tối : dơi , cú mèo ,…

    2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật :

    – Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lý của sinh vật.

    – Chia thành 2 nhóm :

    + Sinh vật biến nhiệt : Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường.

    + Sinh vật hằng nhiệt : Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường.

    3. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật :

    – Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nahu.

    – Hình thành các nhóm sinh vật :

    + Thực vật : Nhóm thực vật ưa ẩm .

                        Nhóm thực vật chịu hạn : xương rồng , hoa đá , …

    + Động vật : Nhóm động vật ưa ẩm

                         Nhóm động vật ưa khô

    Câu 2:

    Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:

    – Tài nguyên không tái sinh:  sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt 

    Ví dụ: than đá, dầu lửa, …

    – Tài nguyên tái sinh:  sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt

    Ví dụ: đất, nước, sinh vật..

    – Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: 

    Ví dụ: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt từ trong lòng Trái Đất… 

    Vai trò của tài nguyên thiên nhiên: duy trì sự sống và sự phát triển của loài ngừời

    Các biện pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:

    – Không vứt rác bừa bãi

    – Trồng cây gây rừng

    – Tham gia tích cựa các hoạt động bảo vệ môi trường.

    – Tiết kiệm điện.

    – Giảm sử dụng túi nilông.

    – Khai thác, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên .

    – Giữ vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở

    – Tuyên truyền đến những người xung quanh

     

    Bình luận

Viết một bình luận