Câu 1: Lịch sử đá cầu Câu 2: Kĩ thuật đá cầu chân thấp nghiêng mình BẠN NÀO GIÚP MÌNH VỚI Ạ ! CTLHN LUÔN

Câu 1: Lịch sử đá cầu
Câu 2: Kĩ thuật đá cầu chân thấp nghiêng mình
BẠN NÀO GIÚP MÌNH VỚI Ạ ! CTLHN LUÔN

0 bình luận về “Câu 1: Lịch sử đá cầu Câu 2: Kĩ thuật đá cầu chân thấp nghiêng mình BẠN NÀO GIÚP MÌNH VỚI Ạ ! CTLHN LUÔN”

  1. Nguồn gốc môn đá cầu tại Việt Nam

    • Tương truyền rằng năm Nhâm Tuất (722), Mai Hắc Đế lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường, ông là người đã khuyến khích và tổ chức cho nghĩa quân thường xuyên tập luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu, nhằm rèn luyện sức khoẻ cho binh sĩ.
    • Từ đó nhân dân quanh vùng Vạn An (Nay là Nam Đàn – Nghệ An) dần dần cũng tập luyện đá cầu, phong trào ngày càng phát triển. Trò chơi này thường được tổ chức trong những ngày lễ lớn mừng chiến thắng của dân tộc
    • 2. Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện trong đá cầu

      Đây là kĩ thuật thường được sử dụng nhiều trong tập luyện và thi đấu với mục đích đưa cầu vào cuộc, vừa khai thác điểm yếu của đối phương (thông qua chiến thuật phát cầu) để giành điểm trực tiếp hoặc đưa đối phương vào thế bị động, lúng túng để giành điểm.

      – TTCB: Khi thực hiện động tác, người chơi đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang và mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20 cm, mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20cm.

      Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài sao cho trục của bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ, hai gót chân cách nhau khoảng 30cm- 40cm .
      Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu (ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay cái đặt trên đế cầu).
      Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất.

       

      Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện trong đá cầu

      – Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi thực hiện động tác phát cầu, tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt hoặc có thể thả cầu từ trên xuống, sao cho điểm rơi của cầu cách phía trước mu bàn chân đá khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống chân phía sau lăng về trước duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20 – 30cm.

      Lực tác dụng vào quả cầu mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào chiến thuật phát cầu mà người chơi sử dụng.Người mới tập nên sử dụng một lực vừa phải để quả cầu rơi vào ô quy định, khi nào thuần thục thì sử dụng chiến thuật phát cầu 
      – Kết thúc động tác : Khi bàn chân chạm cầu, chân đá dừng lại đột ngột sau đó chân đá tiếp đất, người chơi di chuyển vào trung tâm sân để chuẩn bị đón đỡ cầu của đối phương đá sang.

    Bình luận

Viết một bình luận