Câu 1: “ Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng

By Josephine

Câu 1: “ Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
( Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII)
Qua bốn câu thơ trên, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 là gì? Kết quả của cuộc khởi nghĩa?
Câu 2: Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả , ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542-543).
Câu 3: Em có suy nghĩ gì về việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
I.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã :
A Chiến đấu dũng cảm chống quân Hán, nhưng không phân thắng bại.
B Nhanh chóng đánh bại kẻ thù.
C Chiến đấu rất lâu dài mới thắng được kẻ địch.
D Chiến đấu trong thế giằng co và cuối cùng giảng hòa.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã diễn ra
A Trong nửa tháng đã giành được thắng lợi.
B Trong thời thời gian ngắn (3 tháng) đã giành được thắng lợi.
C Trong một năm mới giành được thắng lợi
D Trong nửa năm đã giành được thắng lợi.
Câu 3: Hãy đánh dấu chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào trước các câu sau và giải thích ngắn gọn câu sai.
A Xã hội Âu Lạc trước khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ đã có sự phân hóa sâu sắc.
B Tầng lớp quý tộc người Âu Lạc bị mất quyền lực,trở thành những hào trưởng. Họ bị quan lại, địa chủ Hán chèn ép, khinh rẻ nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong nhân dân.
C Năm 30 tuổi, bà Triệu đã cùng anh trai tập hợp nghĩa quân chuẩn bị khởi nghĩa.
D Năm 248.khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ, làm cho khắp Giao Châu chấn động.
Câu 4: Hãy chỉ ra các lỗi sai về nội dung lịch sử trong các câu sau đây và sửa lại cho đúng
A Năm 545, nhà Lương cho một đạo quân lớn theo đường thủy tiến vào nước ta.
Quân Lý Nam Đế chống cự quyết liệt, quân giặc phải rút lui.
B Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử đem một cánh quân lui về Nghệ An.
C Triệu Túc là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí rất tin cậy.
Đ Đến năm 600, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước.
E Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên( Bắc Ninh), Cổ Loa (Hà Nội), Tống Bình (Hà Nội).
Câu 5: Việc Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện
A Lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc,của đất nước.
B Sự vĩ đại của đất nước ta
C Nhân dân ta là một dân tộc quật cường, anh dũng.
D Đất nước ta sẽ không bao giờ bị xâm lược.
các bạn giúp mik nha




Viết một bình luận