Câu 1: Một phân tử ADN có 18000 nuclêôtit. Vậy số chu kì xoắn của phân tử ADN đó là: A. 900. B. 1800. C. 3600. D. 450. Câu 2: Phương pháp cơ bản trong

Câu 1: Một phân tử ADN có 18000 nuclêôtit. Vậy số chu kì xoắn của phân tử ADN đó là:
A. 900.
B. 1800.
C. 3600.
D. 450.
Câu 2: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 3: Trong các thể dị bội, dạng nào sau đây gặp phổ biến hơn:
A. 2n + 1.
B. 2n -1.
C. 2n + 1 và 2n – 1.
D. 2n – 2.
Câu 4: Đột biến rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người:
A. Chỉ xảy ra ở nữ.
B. Chỉ xảy ra ở nam.
C. Xảy ra ở nữ hoặc nam.
D. Xảy ra ở người mẹ hơn 40 tuổi.
Câu 5: Nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào nào?
A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục.
B. Tế bào sinh dục sơ khai, tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh dục.
D. Tế bào sinh dưỡng.

0 bình luận về “Câu 1: Một phân tử ADN có 18000 nuclêôtit. Vậy số chu kì xoắn của phân tử ADN đó là: A. 900. B. 1800. C. 3600. D. 450. Câu 2: Phương pháp cơ bản trong”

  1. Đáp án:

    Câu 1:

    – Số chu kì xoắn của phân tử ADN là:

    `18000 : 20 = 900` chu kì xoắn

    ⇒ Đáp án A

    Câu 2:

    Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là phương pháp phân tích các thế hệ lai

    ⇒ Đáp án C

    Câu 3:

    – Dạng đột biến `2n + 1` và `2n – 1` thường gặp phổ biến hơn các dạng thể dị bội còn lại

    ⇒ Đáp án C

    Câu 4:

    – Đột biến rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người có thể xảy ra ở nữ hoặc nam

    ⇒ Đáp án C

    Câu 5:

    – Nguyên phân xảy ra ở các tế bào sinh dục sơ khai (tế bào mầm), tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma)

    ⇒ Đáp án B

     

    Bình luận

Viết một bình luận