Câu 1: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là: A. Thành lập một nước cộng hoà. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản

Câu 1: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là:
A. Thành lập một nước cộng hoà.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
C. Giành độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển.
Câu 2. Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện:
A. Hòa ước Mác xây.              B. Hòa ước Brer-li-tốp.
c. Hiệp ước Véc-xai.                D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 3. Ở Pháp, vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn, đó là:
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.           B. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
C. Vôn-te, Rut-xô-e, Mông-te-xki-ơ.          D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Câu 4. Số nợ của Nhà nước phong kiến Pháp vay của tư sản đến năm 1789 lên đến:
A. 4 tỉ livrơ.         B. 5 tỉ livrơ.                   C. 6 tỉ livrơ.                   D. 7 tỉ livrơ.
Câu 5. Ở Pháp cách mạng công nghiệp bắt đầu muộn (từ những năm 1830) nhưng lại
phát triển nhanh, vì:
A. Do Pháp tiếp thu những thành tựu kĩ thuật ở Anh.
B. Nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt. Sử dụng nhiều máy móc hơi nước.
C. Pháp có nền sản xuất tương đối phát triển.
D. A + B đúng.
Câu 6. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ
XVIII đến giữa thế kỉ XIX là:
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
Câu 7. Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc thể hiện ở lĩnh vực:
A. Về vấn đề tranh chấp quyền lực.
B. Về vấn đề cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hóa.
C. Về vấn đề thuộc địa và thị trường.
D. Về vấn đề áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
Câu 8. Đế quốc được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”:
A. Đế quốc Mĩ.     B. Đế quốc Đức. C. Đế quốc Nhật Bản.     D. Đế quốc Anh.
Câu 9. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc các nước để quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
A. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản các nước.
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
C. Sự hình thành hai khối quân sự thù địch nhau.
D. Cả ba ý trên đúng.
Câu 10. Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến hậu quả là:
A. Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
B. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về sự phân chia thuộc địa không đều nhau.
C. Chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới.
D. Cả ba ý trên đúng.
Câu 11. Khối Liên minh gồm các nước:
A. Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a B. Đức, Nhật, Mỹ. C. Anh, Pháp, Nga.  D. Đức, I-ta-li-a, Nhật
Câu 12. Khối Hiệp ước gồm các nước:
A. Đức, I-ta-li-a, Nhật     B. Anh, Pháp, Nga. C. Anh, Pháp, Mĩ.     D. Đức, Nhật, Mĩ.
Câu 13. Duyên cớ trực tiếp nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là:
A. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ, Tây Ban Nha (1898).
B. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Anh – Bồ (1899 – 1902).
C. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
D. Do Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát (ngày 28 – 06 – 1914).
Câu 14. Khi chiến tranh đang diễn ra quyết liệt, sự kiện mở ra cho lịch sử nhân loại một
bước ngoặt, đó là:
A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
B. Nước Nga Xô viết rút khỏi cuộc chiến tranh,
C. Nga ký hòa ước Bơ-rét-li- tốp với Đức.
D. Mĩ nhảy vào tham gia chiến tranh.
Câu 15. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ với sự kiện:
A. Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28-7-1914).
B. Đức tuyên chiến với Nga (1-8-1914).
C. Đức tuyên chiến với Pháp (3-8-1914).
D. Anh tuyên chiến với Đức (4-8-1914).
Câu 16. Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một
cách chớp nhoáng?
A. Nước Nga.        B. Nước Bỉ. C. Nước Pháp.       D. Nước Anh.
Câu 17. Nhờ đâu quân Pháp có điều kiện phản công quản Đức cứu nguy cho Pa-ri?
A. Quân Anh tấn công quân Đức ở mặt trận phía Đông.
B. Quân Nga tấn công quân Đức ở mặt trận phía Đông.
C. Quân Anh chặn đường biển không cho quân Đức tăng viện binh để chiếm Pa-ri.
D. Quân đội Pháp dựa vào lực lượng quần chúng nhân dân phản công quân Đức.
Câu 18. Vì sao gọi là cuộc chiến tranh thế giới?
A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc.
B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh,
C. Chiến tranh có đến 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia.
D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản.
Câu 19. Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
B. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa,
C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa.
D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
Câu 20. Khi chiến tranh bùng nổ có một chính đảng kiên quyết chống chiến tranh, đó là
đảng :
A. Đảng Xã hội Dân chủ Đức.
B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
C. Đảng Quốc đại Ấn Độ.
D. Đảng Xã hội Pháp.

0 bình luận về “Câu 1: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là: A. Thành lập một nước cộng hoà. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản”

  1. C1. C. Giành độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.

    C2.  c. Hiệp ước Véc-xai.       

    C3. D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

    C4. B. 5 tỉ livrơ.      

    C5. B. Nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt. Sử dụng nhiều máy móc hơi nước.

    C6. D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

    C7. C. Về vấn đề thuộc địa và thị trường.

    C8. B. Đế quốc Đức.

    C9. D. Cả ba ý trên đúng.

    C10. D. Cả ba ý trên đúng.

    C11. A. Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a

    C12. B. Anh, Pháp, Nga.

    C13. D. Do Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát (ngày 28 – 06 – 1914).

    C14. A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

    C15. A. Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28-7-1914).

    C16. C. Nước Pháp.

    C17. A. Quân Anh tấn công quân Đức ở mặt trận phía Đông.

    C18. A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc.

    C19. A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.

    C20. B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.

    Bình luận
  2. Đáp án:

    C.Giành độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.

    Mục đích:  Gian2h độc lập , thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước khác , đưa nước xã hội phong kiến thành tư bản chủ nghĩa , ngày càng tiến bộ và phát triển.

    2 C.Hiệp ước Vec- xai.

    Hiệp ước Vec-xai là hiệp ước giữa Anh và Bắc Mĩ đã kí , đại diện kí là Washington. Hiệp ước khẳng định chủ quyền dân tộc giữa Bắc Mĩ và Anh.

     D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

    Họ đều là những nhà tư tưởng có tiếng tăm lớn lao tại Pháp vào thế kỉ XVIII

    A.4 tỉ livrơ. 

    Mỹ đã cho vay các nước tư bản châu Âu , trong đó , các nước tư bản châu Âu , kể cả Pháp đều bị dính nợ nặng nề , Pháp nợ 4 tỉ livrơ. Vì:

    – Chiến tranh

    – Nợ nần

    – Kinh tế khủng hoảng => Suy sụp sự phát triển.

    D. A+ B đúng.

    Dựa vào nền phát triển vượt bậc của Anh , Pháp đã tiếp nhận và ứng dụng vào quá trình phát triển , cộng thêm ưu thế mạnh về gang , sắt , cũng như máy hơi nước phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVIII trở đi => Pháp có vị trí thứ 2 , chỉ sau Anh.

    A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.

    Việc làm như thế sẽ giúp cho các nước tư bản châu Âu trở nên thay đổi , từ những nước nông nghiệp trở thành những nước công nghiệp.

    A. Về vấn đề tranh chấp quyền lực.

    Do vấn đề phân chia các thuộc địa và vùng tạm chiếm không đều nên giữa các đế quốc xảy ra mâu thuẫn , làm vấn đề tranh chấp quyền lực được bùng nổ để mở rộng lãnh thổ và địa bàn.

    A.Đế quốc Mĩ. Đế quốc Mĩ , Nhật Bản và Đức là những đế quốc trẻ , Anh là đế quốc tiền bối , tuy nhiên , đế quốc Mỹ lại vào muộn nhất.

    9 D. Cả ba ý trên đúng.

    Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc các nước để quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

    – Phát triển không đồng đều

    – Thị trường và thuộc địa không đồng đều

    – Các nước đã lập thành hai khối , khối Hiệp ước gồm Đức , Áo-Hung , Italia , Nhật Bản.  khối Liên minh gồm Mỹ , Pháp , Anh , Nga. => Các nước đế quốc có mâu thuẫn lớn , ráo riết một mực đòi đấu tranh.

    10 D.Cả ba ý trên đúng.

    Quy luật phát triển không đều  của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến hậu quả là:

    – Thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc

    – Thuộc địa không đồng đều , gây hậu thuẫn lớn. 

    – Chạy đua vũ trang , chuẩn bị cho sự chiến tranh.

    11. Đáp án chưa đầy đủ.

    12. Đáp án chưa đầy đủ.

    13. Không biết

    14. A.Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi

    Cách mạng tháng Mười Nga 24/10 (5/11) đã mở ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử của khắp toàn nhân loại , chuẩn bị cho một sự quyết liệt của cuộc chiến tranh Đế chế thứ nhất vẫn còn đang hoành hành.

    15. A. Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28-7-1914).

    Sự kiện này là sự kiện mở đầu nên đã bùng nổ cho cuộc Chiến tranh đế chế thứ nhất.

    16. A.Nước Nga

    SGK nói: Mở đầu , Đức dự định đánh bại Nga một cách chớp nhoáng , thấy vậy , Pháp cứu nguy cho Nga , rồi sau đó , phe Liên minh tấn công dữ dội , khiến phe Hiệp ước đầu hàng trước sự thất bại cay đắng.

    17 .

    18. C. Chiến tranh có đến 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia.

    Một chiến tranh lan ra cả thế giới thường rất đông đảo người tham gia , mà câu C là có số người đông nhất.

    19. A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.

    Tính chất: Chiến tranh phi nghĩa ,  gây tổn hại nặng nề về nhiều mặt.

    20 C. Đảng Quốc đại Ấn Độ.

    Đảng này kiên quyết một mực chống đấu tranh , ách áp bức của thực dân Anh. Đảng do Gandhi lãnh đạo.

    Bình luận

Viết một bình luận