Câu 1 nêu các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp về kinh tế? mục đích của các chính sách đó câu 2 :vì sao vì sao pháp xâm lược việt nam?

Câu 1 nêu các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp về kinh tế? mục đích của các chính sách đó
câu 2 :vì sao vì sao pháp xâm lược việt nam? trong việc để mất nước ta vào tay pháp cuối thế kỉ XIX nhà nguyễn có trách nhiệm gì

0 bình luận về “Câu 1 nêu các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp về kinh tế? mục đích của các chính sách đó câu 2 :vì sao vì sao pháp xâm lược việt nam?”

  1. 1

    + Kinh tế:

    – Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

    – Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lợi.

    – Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

    – Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

    * Mục đích: Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam, thu lợi nhuận, độc chiếm thị trường Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp và đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.

    2

    * Nguyên nhân gián tiếp:

    – Đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây nói chung, Pháp nói riêng đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu được nhiều lợi nhuận và cuộc chạy đua giành giật thị trường, thuộc địa, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt… Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.

    – Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.

    * Nguyên nhân trực tiếp: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, bắn phá, mở đầu xâm lược Việt nam. 

    Như vậy, qua những hiệp ước trên cho thấy kẻ thù rất nham hiểm và âm mưu đô hộ nước ta, triều đình nhà Nguyễn từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn “Với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến”. Đúng với ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. 

    Bình luận

Viết một bình luận