Câu 1: Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời Bắc thuộc [về chính trị, kinh tế, văn hóa]
Câu 2: Trình bày tình hình {kinh tế, xã hội, văn hóa} thời Bắc thuộc
Câu 3: Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc (thời gian, địa điểm, người lãnh đạo)
c1
– Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
– Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
– Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.
– Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…
⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng
c2
— Về kinh tế:
+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.
+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh
+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước
— Văn hoá : một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc
– Xã hôi: Do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuấthiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ
c3
* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
– Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
– Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
– Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
– Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
– Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
– Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 794).
– Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
– Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 – 931) của Dương Đình Nghệ.
– Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
Câu 1:
a) Chính trị: Đứng đầu châu là thứ sử,đứng đầu quận là thái thú, đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các lạc tướng vẫn cai trị như cũ.
b) kinh tế: Cướp đoạt ruộng đất. Đặt ra nhiều thứ thuế (muối, sắt),tận thu các nguồn của cải, vơ vét bóc lột kinh tế. Cống nạp ngọc trai,sừng tê,ngà voi,đồ mĩ nghệ,… ,dữ dộc quyền về buôn bán và sản xuất.
c) Văn hóa; đưa người Hán sang nước ta sinh sống,bắt nhân dân ta theo phong tục tập quán của họ,bắt nhan dân ta học tiếng Hán, chữ Hán.
⇒Đồng hóa dân tộc ta.
2)
* Về kinh tế:
– Nông nghiệp:
+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.
⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.
– Thủ công nghiệp, thương mại:
+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.
+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
* Về văn hóa, xã hội:
– Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.
– Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
3)
Nguyên nhân: Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến phương bắc
Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta