câu 1 nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh và vai trò của chúng câu 2 ruột khoang có điểm nào tiến hóa hơn động vật nguyên sinh câu 3 Trình b

câu 1 nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh và vai trò của chúng
câu 2 ruột khoang có điểm nào tiến hóa hơn động vật nguyên sinh
câu 3 Trình bày đặc điểm chung của ruột khoang
câu 4 Em hãy cho biết sự khác nhau giữa giun dẹp sống kí sinh và trứng gà sống tự do
câu 5 trình bày vòng đời của giun đũa và cho biết biện pháp phòng chống
câu 6 mô tả cấu tạo ngoài của giun đũa vì sao nói giun đất giun đất tiến hóa nhất trong 3 ngành giun
câu 7 trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của thân mềm

0 bình luận về “câu 1 nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh và vai trò của chúng câu 2 ruột khoang có điểm nào tiến hóa hơn động vật nguyên sinh câu 3 Trình b”

  1. Giải thích các bước giải:

    Câu 1: 

    Đặc điểm chung:

    – Cơ thể có kích thước hiển vi.

    – Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

    – Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

    – Phần lớn dị dưỡng.

    Vai trò của động vật nguyên sinh:

    + Với con người:

    – Giúp xác định tuổi địa tầng tìm mơ dầu: trùng lỗ

    – Nguyên liệu chế biến giấy nhá: trùng phóng xạ – Gây hại cho con người: trùng kết lị, trùng sốt rét.

    + Với thiên nhiên:

    – Làm sạch môi trường nước: trùng biến hình, trùng giày,..

    – Làm thức ăn cho động vật nước, giáp xác nhỏ, động vật biển: trùng biến hình, trùng roi giáp.

    – Gây bệnh cho động vật: trùng cầu, trùng bào tử.

    Câu 2:

    Ở ngành động vật Nguyên Sinh: Cấu tạo từ một tế bào; kích thước hiển vi; cơ quan di chuyển nhỏ (lông bơi, roi…) hoặc tiêu giảm; tiêu hóa nhờ không bào tiêu hóa; sinh sản chủ yếu phân đôi; chưa có hệ thần kinh (chỉ có nhân)
    Ở ngành động vật ruột khoang: Cấu tạo từ nhiều tế bào; kích thước nhỏ (có thể nhìn thấy); có cơ quan di chuyển rõ rằng; tiêu hóa nhờ tế bào mô cơ tiêu hóa tiết enzyme tiêu hóa con mồi; có nhiều hình thức sinh sản: hữu tính, vô tính mọc chồi, tái sinh; đã có hệ thần kinh

    Câu 3:

    Đặc điểm chung của ngành ruột khoang: 

    – Cơ thể dối xứng tỏa tròn

    – Ruột hình túi 

    – Thành cơ thể có hai lớp TB

    – Sống dị dưỡng

    – Tự vệ bằng tế bào gai.

    Câu 4 :

    Vòng đời giun đũa: 
    – Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra –> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy. 
    * Cách phòng chống bệnh giun đũa:
    – Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thật tốt.
    – Ăn chín uống sôi
    – Tẩy giun sán định kỳ, nhất là ở trẻ em.
    – Khi mắc bênh phải dùng thuốc tẩy giun theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
    – Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hố xí(Nhà vệ sinh) phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện.

    Câu 6 :

    Cấu tạo ngoài:
    + Hình trụ dài 25 cm
    + Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể  giúp giun
    + Không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người.

    Giun đốt tiến hóa hơn giun tròn vò giun dẹp ở điểm:
    -Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt
    -Cơ thể có xoang cơ thể chính thức , tròn xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình
    sinh lí cơ thể
    – Xuất hiện chân bên : cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức
    -Xuat hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên

    Câu 7 :

     Thân mềm:
    – Thân mềm không phân đốt có vỏ đá vôi
    – Có khoang áo.
    – Hệ tiêu hóa phân hóa
    – Cơ quan di chuyển thường đơn giản

    Bình luận

Viết một bình luận