Câu 1: Nêu diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng? Câu 2: Tại sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại

By aihong

Câu 1: Nêu diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng?
Câu 2: Tại sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại?

0 bình luận về “Câu 1: Nêu diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng? Câu 2: Tại sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại”

  1. Câu 1:Diễn Biến:Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
    – Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút…).
    – Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

    Ý nghĩa:- Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

    – Tiếp tục củng cố và giữ vững nền  độc lập.

    – Mở ra thời kì phát triển đất nước.

    Câu 2:

    – Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

    – Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

     Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

    Trả lời
  2. Câu 1: 

    Diễn biến
    – Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
    – Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút…).

     Ý nghĩa :
    + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
    + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

    Câu 2:

    Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

    – Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

    – Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

     Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

    Trả lời

Viết một bình luận