câu 1 : Nêu khái niệm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ? Ví dụ minh họa ?
câu 2 : Chọn phối là gì ? nêu các phương pháp chọn phối ? Ví dụ ?
câu 3 : nêu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ?
câu 4 : Thức ăn đc tiêu hóa và hấp thụ như thế nào ?
câu 5 : chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ?
câu 6 : nêu nguyên nhân và cách phòng trị bệnh cho vật nuôi ?
help me mai mk thi rùi mà cô ko chịu chữa tự luận bắt bọn mk làm ! nhưng mk ko có time làm môn này ! mấy bạn giúp mk vs ! mk còn phải học môn địa nx chứ ! nó cx dài y như môn này lun (┬┬﹏┬┬)
câu 1:– Sự sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng của các bộ phận trong cơ thể.
vd: con bò tăng cân nặng lên 2kg ,con gà tăng mỗi tháng 2,3 kg
– Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phân trong cơ thể.
vd :gà mái bắt đầu đẻ trứng,gà trống biết gáy
câu 2:
– Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.
– Ví dụ: Phối lợn đực Ỉ với lợn cái Ỉ là phối cùng giống, Phối gà trống giống Rốt với gà mái giống Ri là phối khác giống.
câu 3:
– chế biến :là cắt thái,nghiền nhỏ thức ăn,nấu chín thực phẩm nhằm giảm bớt độ thô,sơ,các chất độc hại;tăng mùi vị,dễ tiêu hóa.
– dự trữ :là cất giữ,bảo quản thức ăn nhằm giữ cho thức ăn lâu hư,hỏng và luôn đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi
câu 4:
Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như sau:
+ Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
+ Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Axit amin.
+ Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo.
+ Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
+ Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Ion khoáng.
+ Các Vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
câu 5:
Vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi:
– Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.
– Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh…).
– Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.
– Chuồng nuôi giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường.
– Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
câu 6:
Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi:
+ Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền). Ví dụ: Bệnh bạch tạng,…
+ Yếu tố bên ngoài (môi trường sống của vật nuôi): Cơ học, lí học, hóa học, sinh học
cách phòng:
– Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi
– Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin
– Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
– Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( Thức ăn ,nước uống ,chuồng trại ..)
– Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh dịch bệnh ở vật nuôi .
– Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khoẻ .
*Câu 1:
Sự sinh trưởng: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của các bộ phận cơ thể
Ví dụ: Xương ống chân của bê non dài thêm 5cm
Sự phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận bên trong cơ thể
Ví dụ: Gà trống có sự xuất hiện mào, biết gáy và biết đập cánh
*Câu 2:
Chọn phối: Là dựa vào mục đích chăn nuôi, chọn con đực tốt ghép đôi với con cái tốt cho sinh sản
Ví dụ: Chọn phối lợn Ỉ đực tốt với lợn Ỉ cái tốt
*Câu 3:
Mục đích chế biến thức ăn:
-Tăng mùi vị, tính ngon miệng và dễ tiêu hóa (thức ăn ủ lên men)
-Giảm khối lượng, độ cứng của thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng (thái nhỏ, ủ tươi, rau cỏ)
-Loại bỏ chất độc và vi trùng gây bệnh (nấu)
Mục đích dự trữ thức ăn:
-Để thức ăn không bị hỏng trong thời gian dài và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải dữ trữ thức ăn
*Câu 4:
-Thức ăn sau khi vào cơ quan tiêu hóa sẽ biến đổi: Protein ⇒ Axit amin ; Lipit ⇒ Glyxerin và axit chất béo ; Gluxit ⇒ Đường đơn ; Muối khoáng ⇒ Iong khoáng ; Nước, vitamin được hấp thụ qua thành ruột vào máu và được chuyển đến từng tế bào
*Câu 5:
-Chuồng nuôi là “nhà ở” của vật nuôi
-Chuồng nuôi phù hợp và vệ sinh sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi
*Câu 6:
Nguyên nhân:
-Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền)
-Yếu tố bên ngoài:
+Cơ học (chấn thương)
+Vật lí (nhiệt độ)
+Hóa học (ngộ độc)
+Sinh học:
·Vi sinh vật: Virus, vi khuẩn (bệnh truyền nhiễm)
·Kí sinh trùng (bệnh không truyền nhiễm)
Cách phòng trị bệnh:
-Tăng cường sức khỏe cho vật nuôi (chăm sóc, nuôi dưỡng)
-Tiêm vaccin định kì đầy đủ
-Vệ sinh môi trường sạch sẽ
-Báo cho cán bộ thú y khám và điều trị kịp thời
-Cách li vật nuôi bệnh để tránh lây lan
#Yii’z