Câu 1) Nêu mối quan hệ khác loài ? Lấy ví dụ minh họa .
Câu 2) Cho các sinh vật trong hệ sinh thái nhiệt đới sau: Cây cỏ , chuột , chim ăn sâu , bọ ngựa , mèo , hổ , sâu , đại bàng , báo ,huơu , VSV . Hãy viết 5 chuỗi thức ăn có ít nhất 4 mắt xích trong hệ sinh thái này .
Câu 3) Hai nội dung cơ bản trong chương 2 và chương 3 luật bảo vệ môi trường của VN.
Đáp án:
Câu 1:
*Giữa các sinh vật khác loài gồm 2 mối quan hệ chủ yếu là hỗ trợ và đối địch:
– Hỗ trợ:
+ Công sinh. Ví dụ: Địa y ( Công sinh giữa nấm và tảo ), Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu…
+ Hội sinh. Ví dụ: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá ép được đưa đi xa…
+ Hợp tác. Ví dụ: Hợp tác giữa chim sáo vào trâu, Hợp tác giữa nhạn biển và cò…
– Đối địch:
+ Cạnh tranh. Ví dụ: Trên 1 cánh đồng lúa khi cỏ dại phát triển năng suất lúa giảm…
+ Kí sinh, nửa kí sinh. Ví dụ: Sán lá gan kí sinh trong gan, mật trâu bò…
+ Sinh vật này ăn sinh vật khác. Ví dụ: Cây nắp ấm bắt côn trùng, Dê và cỏ trên 1 cánh đồng…
+ Ức chế cảm nhiễm. Ví dụ: cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh…
Câu 2:
– Năm chuỗi thức ăn có ít nhất 4 mắc xích trong hệ sinh thái này:
+ Chuỗi 1:
Cây cỏ `->` Bọ ngựa `->` Chuột `->` Đại bàng `->` Vi sinh vật
+ Chuỗi 2:
Cây cỏ `->` Sâu `->` Chim ăn sâu `->` Đại bàng `->` Vi sinh vật
+ Chuỗi 4:
Cây cỏ `->`Chuột `->` Mèo `->` Báo `->` Vi sinh vật
+ Chuỗi 5:
Cây cỏ `->` Huơu `->` Báo `->` Hổ `->` Vi sinh vật.
Câu 3:
* Nội dung chương 2 luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam: Phòng chống suy thoái, Ô nhiễm và sự cố môi trường:
– Nước ta quy định về phòng chống suy thoái, ô nhiễm, Sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, đa dạng sinh học, cảnh quan, sinh vật…
– Nghiêm cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam…
*Nội dung chương 3 luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam: Khắc phục suy thoái, Ô nhiễm và các sự cố môi trường:
– Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lí chất thải, rác thải bằng công nghệ thích hợp.
– Các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường…
Chúc bạn học tốt…
Câu 1 :
* Mối quan hệ hỗ trợ :
+ Cộng sinh: Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.
Ý nghĩa : Giúp cả 2 loài cùng duy trì sự sống
Ví dụ : VK cố định đạm trong nốt sần cây họ đâu
+ Hội sinh:Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài, trong đó 1 loài có lợi, còn loài kia không có lợi cũng chẳng có hại gì.
Ý nghĩa : Giúp cho 1 loài có lợi mà không ảnh hưởng đến loài khác
Ví dụ : Chim sáo và trâu
+Hợp tác :
-Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi.
-Nhất thiết phải có đối với mỗi loài
Ý nghĩa : Sự hợp tác giữa 2 loài đều mang lại lợi ích cho 2 loài
* Mối quan hệ đối kháng
– Cạnh tranh : Các loài tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở… cả 2 loài đều có hai
Ý nghĩa : Giúp duy trì số lượng cá thể mỗi quần thể ở 1 số lượng ổn định
Ví dụ : cỏ và lúa
– Sinh vật này ăn sinh vật khác :một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao gồm : quan hệ giữa động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt và thực vật bắt sâu bọ
Ý nghĩa : một loài được cung cáp dinh dưỡng , một loài thiệt mạng
Mèo ăn chuột
-Kí sinh:Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó
Ví dụ : run sán , với trâu bò
-Ức chế – cảm mhiễm: một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài sinh vật khác.
Ví dụ : mực với sinh vật xung quanh
Câu 2 :
5 chuỗi thức ăn
Cây cỏ -> sâu -> chim ăn sâu -> đại bàng
Cây cỏ -> chuột -> rắn -> VSV
Cây cỏ -> hươi -> hổ -> VSV
Cây cỏ -> hươu-> báo -> VSV
Cây cỏ -> chuột -> mèo -> hổ -> VSV