Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn? Câu 2: Trình bày những chính sách để phục hồi kinh tế và phát t

Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
Câu 2: Trình bày những chính sách để phục hồi kinh tế và phát triển văn hóa của vua Quang Trung sau chiến tranh?
Câu 3: Trình bày những chính sách quốc phòng và ngoại giao của vua Quang Trung?
Câu 4: Triều Nguyễn được thành lập như thế nào?
Thanks

0 bình luận về “Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn? Câu 2: Trình bày những chính sách để phục hồi kinh tế và phát t”

  1. 1.Nguyên nhân thắng lợi:

    + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    – Ý nghĩa lịch sử:

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

    2.

    Về kinh tế:

    – Nông nghiệp:

    + Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

    => Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

    – Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

    + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

    + Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

    => Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

    * Về văn hóa, giáo dục:

    – Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

    – Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

    – Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

    => Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

    3.

    Chính sách quốc phòng:

    – Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ: phía Bắc, Lê Duy Chỉ vẫn lén lút hoạt động ở biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định.

    – Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch: ba suất đinh lấy một suất lính.

    – Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 – 600 lính và hàng chục đại bác.

    b. Chính sách ngoại giao:

    – Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

    – Phía Nam: Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn; quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.

    4.

    Nhà Nguyễn (1802 – 1945được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802, là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt, năm 1804 đến năm 1839 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, Đại Việt Nam, năm 1839, vua Minh Mạng đổi quốc hiệu là Đại Nam. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.

    Nhớ vote cho mình 5 sao và lời cảm ơn 

    Bình luận

Viết một bình luận