Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn. Câu 2: Nêu vai trò của Lưỡng cư đối v

Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn.
Câu 2: Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của Bò sát.
Câu 4: Nêu vai trò của Bò sát
Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của lớp Chim.
Câu 6: Nêu vai trò của Chim
Câu 7: Nêu cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với điều kiện sống
Câu 8: Nêu đặc điểm chung của Thú
Giúp mình với nhé!

0 bình luận về “Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn. Câu 2: Nêu vai trò của Lưỡng cư đối v”

  1. Đáp án:

    Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

    • Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước khi bơi
    • Chi sau có màng bơi
    • Da tiết chất nhày làm giảm ma sát khi bơi

    Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

    • Bốn chi có ngón phân đốt, linh hoạt
    • Thở bằng phổi qua lớp da ẩm
    • Mắt có mí
    • Tai có màng câu2:Vai trò của lưỡng cư đối với con người: – Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. – Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng, muỗi, ruồi,… – Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.câu3:Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt linh hoạt: cử động đầu và thu nhận thông tin. – Chi yếu, có vuốt sắc: bám vào nền khi di chuyển. – Phổi phát triển, có nhiều vách ngăn, có cơ liên sườn: tăng hiệu suất hô hấp. – Tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (cá sấu tim 4 ngăn): máu nuôi cơ thể ít pha trộn.câu4:+ Làm thực phẩm

                 + Dược liệu

                 + Mỹ nghệ, trang trí, nguyên liệu

                 + Tiêu diệt sâu bọ có hại câu5:

      Đặc điểm chung:

      + Là động vật có xương sống, thích nghi với sự bay lượn và điều kiện sống khác nhau.

      + Toàn thân mình có lông vũ bao phủ

      + Chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng

      + Phổi có các ống khí và các mảng túi khí tham gia hô hấp do có khả năng bay lượn, cần nhiều oxi khi bay

      + Tim có bốn ngăn, máu đỏ tươi, là động vật hằng nhiệt

      + Đẻ trứng, trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của bố mẹ.câu 6(hình ảnh)câu7(hình ảnh thứ 2)câu8:

      Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất

      – Bộ lông: Lông mao

      – Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm

      – Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

      – Thần kinh: bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

      – Sinh sản: Thai sinh

      – Nuôi con: Bằng sữa mẹ

      – Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt

    cau-1-neu-nhung-dac-diem-cau-tao-ngoai-cua-ech-thich-nghi-voi-doi-song-o-nuoc-va-thich-nghi-voi

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:1. Đặc điểm của ếch thích nghi với môi trường sống ở nước: – Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giảm sức cản của nước. – Da phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → giảm ma sát khi bơi, dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi khí qua lớp da. – Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) thích nghi với hoạt động bơi lội.2. Đặc điểm cấu tạo của ếch thích nghi với đời sống ở cạn: – Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu: thuận lợi cho quan sát và hô hấp. – Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra: tránh bị khô mắt. – Tai có màng nhĩ: cảm nhận âm thanh. – Mũi thông với khoang miệng: phục vụ cho hô hấp nhờ sự đóng mở của thềm miệng. – Chi năm phần có ngón chia đốt: vận động linh hoạt.3. Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì: – Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô, không thực hiện được trao đổi khí qua da ếch sẽ chết. – Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng. Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.

     

    Bình luận

Viết một bình luận