CÂU 1. Nêu những đặc điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (6 điểm)
1.Nguyên nhân sâu xa
2.Giai cấp lãnh đạo
3.Mục tiêu
4.Lực lượng tham gia cách mạng
5.Kết quả
6.Hạn chế
Câu 2.Nêu những khái niệm sau (4 điểm)
1.Cách mạng tư sản.
2.Quân chủ chuyên chế.
3.Quân chủ lập hiến.
4.Cách mạng công nghiệp.
Câu 1:
1. Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc.
2. Giai cấp lãnh đạo: tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa
3. Mục tiêu:
– Lật đổ chế độ phong kiến
– Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
– Giai cấp tư sản nắm quyền
4. Lực lượng tham gia cách mạng: quần chúng nhân dân, lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (cách mạng tư sản Pháp)
5. Kết quả: xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
6. Hạn chế:
– Chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng…
– Riêng: sức hạn chế tùy vào mỗi cuộc cách mạng.
Câu 2:
1. Cách mạng tư sản: là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
2. Quân chủ chuyên chế: là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền; hiến pháp không tồn tại hoặc không hề có tác dụng trong chế độ này.
3. Quân chủ lập hiến: là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộc quốc hội do đảng phái chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ. Thủ tướng thường là thuộc đảng chiếm đa số.
4. Cách mạng công nghiệp: là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.
Câu 1 :
1.Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển với quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời lạc hậu.
-Về kinh tế: sự xuất hiện các công trường thủ công – nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
-Về xã hội: phân hóa và mâu thuẫn sâu sắc: một bên là giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn luôn thực hiện những chính sách muốn bạo vệ cho quyền lợi của giai cấp mình còn một bên là quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản ngày càng có thế lực về kinh tế nhưng họ lại không có thế lực về chính trị vì vậy GCTS luôn bị thế lực phong kiến đề ra những đạo luật, quy định cản trở sự phát triển kinh tế của GCTS vì vậy dẫn đến mâu thuẫn làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
→ Cách mạng tư sản bùng nổ.
2. Giai cấp lãnh đạo : tư sản , quý tộc mới .
3. Mục tiêu : giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa .
4.Lực lượng tham gia cách mạng : tư sản , quần chúng nhân dân .
5. Kết quả : thắng lợi
6. Hạn chế lớn nhất của CMTS là nó chỉ xác lập hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, quần chúng là người làm nên CM nhưng không được hưởng quyền lợi gì.
Câu 2 :
1.Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản(hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20. Nó đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội loài người. Mặc dù vậy, những học giả chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
2.Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại hoặc không hề có tác dụng trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế đã có mặt từ thời cổ đại và phát triển mạnh tại các quốc gia phong kiến phương Đông. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào thế kỷ XIX.
3.Chế độ quân chủ lập hiến là chế độ chính trị trong đó quyền lực của nhà vua (hoàng đế, nữ hoàng, quốc vương…) bị quyền lập pháp của nghị viện hạn chế bằng hiến pháp.
Ở các nước theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực của nhà vua mang tính hình thức, nghi lễ; vua với tư cách là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của dân tộc, còn quyền lập pháp được giao cho nghị viện, quyền hành pháp được giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho toà án.
4 .Cách mạng công nghiệp hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.