Câu 1 . Nêu phương pháp phân biệt: a. Các chất bột riêng biệt sau: Điphôtphopenta oxit, canxi oxit , magiê oxit,đồng II oxit

By Savannah

Câu 1
. Nêu phương pháp phân biệt:
a. Các chất bột riêng biệt sau: Điphôtphopenta oxit, canxi oxit , magiê oxit,đồng II oxit

0 bình luận về “Câu 1 . Nêu phương pháp phân biệt: a. Các chất bột riêng biệt sau: Điphôtphopenta oxit, canxi oxit , magiê oxit,đồng II oxit”

  1. Đáp án

    – Trích mẫu thử và đánh dấu tương ứng

    – Cho nước vào các mẫu thử. Khoắng đều nhận thấy chất nào tan trong nước là P2O5 và CaO( nhóm 1) ; mẫu thử nào không thấy tan hoặc tồn tại ở dung dịch bão hoà là MgO và CuO ( nhóm 2) 

    PTHH:  2P2O5 + 6H2O → 4H3PO4 

                CaO + H2O → Ca(OH)2

    – Nhóm 1: Bỏ quỳ tím vào các dung dịch vừa thu được, dung dịch nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ là H3PO4 → mẫu thử ban đầu là P2O5; dung dịch nào lm quỳ chuyển màu xanh là Ca(OH)2 → mẫu thử ban đầu là CaO 

    – Nhóm 2: Cho H2 đi qua ống sứ nung nóng của 2 chất trên và quan sát hiện tượng

    + Mẫu thử nào làm chuyển màu từ chất rắn màu đen thành màu đỏ là CuO 

    + Mẫu thử nào không làm chuyển màu, không có hiện tượng xảy ra là MgO 

    PTHH: CuO + H2 → Cu + H2O 

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Trích mẫu thử :

    Cho quỳ tím ẩm vào các mẫu thử trên :

    – mẫu thử nào làm quỳ tím ẩm hóa đỏ là $P_2O_5$

    $P_2O_5 + 3H_2O → 2H_3PO_4$

    – mẫu thử nào làm quỳ tím ẩm hóa xanh là $CaO$

    $CaO + H_2O → Ca(OH)_2$

    – mẫu thử nào không có hiện tượng gì là $MgO,CuO$

    Cho hai mẫu thử còn lại vào dung dịch $H_2SO_4$ lấy dư :

    – mẫu thử nào tan , tạo dung dịch không màu là $MgO$

    $MgO + H_2SO_4 → MgSO_4 + H_2O$

    – mẫu thử nào tan , tạo dung dịch có màu xanh lam là $CuO$

    $CuO + H_2SO_4 → CuSO_4 + H_2O$

     

    Trả lời

Viết một bình luận