Câu 1: Nêu sự sinh sản và phát triển của ếch đồng
Câu 2: Nêu đặc điểm đời sống và sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài. Đặc điểm chung của bò sát
Câu 3: Đặc điểm chung và vai trò lớp chim. Cho ví dụ
Câu 4: Đặc điểm về đời sống và sinh sản của thỏ
~~~~~ Cảm ơn nhiều ạ ~~~~~~~
1.
*Sự sinh sản:
-Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
-Ếch đực kêu “gọi ếch cái” để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái,chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
-Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
-Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
2.
*Đời sống:
– Môi trường sống: trên cạnh
– Đời sống:
+Sống nơi khô ráo, thích phơi nắng
+Có tập tính trú đông, là động vật biến nhiệt
+Thức ăn chủ yếu là sâu bọ
* Sinh sản:
+Thụ tinh trong, đẻ ít trứng
+Phát triển trực tiếp
+ Trứng có vỏ dai, nhiều noản hoàng.
*Đặc điểm chung:
Môi trường sống: đa dạng
– Vảy: Vảy sừng khô, da khô
– Cổ: dài, linh hoạt
– Vị trí màng nhĩ: nằm trong hốc tai
– Cơ quan di chuyển: chi yếu, có năm ngón, vuốt sắc nhọn
– Hệ hô hấp: phổi có nhiều vách ngăn, có cơ hỗ trợ động tác hô hấp
– Hệ tuần hoàn: 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt, máu pha
– Hệ sinh dục: có cơ quan giao phối
– Trứng: có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc
– Sự thụ tinh: thụ tinh trong.
3.
+Đặc điểm chung của lớp chim
– Là động vật có xương sống, thích nghi với sự bay lượn và điều kiện sống khác nhau.
– Toàn thân mình có lông vũ bao phủ
– Chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng
-Phổi có các ống khí và các mảng túi khí tham gia hô hấp do có khả năng bay lượn, cần nhiều oxi khi bay
-Tim có bốn ngăn, máu đỏ tươi, là động vật hằng nhiệt.
-Đẻ trứng, trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của bố mẹ.
*Vai trò
Có lợi:
-Cung cấp thực phẩm cho con người.
-Cung cấp lông để trang trí, làm cảnh.
-Khi được huấn luyện có thể săn mồi, biểu diễn phục vụ du lịch.
-Ăn sâu bọ, động vật gặm nhấm có hại.
-Phát tán quả, hạt cho cây rừng, giúp thụ phấn cho cây trồng .
Có hại:
-Ăn cá, cỏ, hạt, làm giảm nguồn cung cấp của sản xuất nông nghiệp.
Động vật trung gian truyền bệnh.
4.
-Đời sống và sinh sản của thỏ:
+Đời sống:
Trong tự nhiên thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm. Chúng ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ). Thỏ là động vật hằng nhiệt.
+Sinh sản:
Thỏ đực có cơ quan giao phối. Trong ống dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với tử cung của thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh duỡng từ cơ thể mẹ và phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn và nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ. Hiện tượng đẻ con có nhau thai đuợc gọi là hiện tượng thai sinh. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và xung quanh vú để lót ổ. Thỏ con mới sinh chưa mở mắt và được thỏ mẹ nuôi trong 1 khoảng thời gian.