Câu 1:Nêu vai trò của lớp lưỡng cư,lớp bò sát và lớp chim Câu 2:so sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng,thằn lằn nhóm đuôi dài,chim bồ câu? Câu 3

Câu 1:Nêu vai trò của lớp lưỡng cư,lớp bò sát và lớp chim
Câu 2:so sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng,thằn lằn nhóm đuôi dài,chim bồ câu?
Câu 3:so sánh đặc điểm sinh sản của ếch đồng và thỏ?
Câu 4:nêu đặc điểm về đời sống của thỏ?

0 bình luận về “Câu 1:Nêu vai trò của lớp lưỡng cư,lớp bò sát và lớp chim Câu 2:so sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng,thằn lằn nhóm đuôi dài,chim bồ câu? Câu 3”

  1. Câu 1 :*Vai trò lớp lưỡng cư

     – Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây  bệnh.
     – Có giá trị thực phẩm: ếch đồng, nhái
     – Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
     – Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.
     *vai trò của lớp bò sát
     _ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,…
     _ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba…
     _ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc…
     _ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.
    *vai trò của lớp chim:
     _ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
     _ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
     _ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

    Câu 2 :– Ếch đồng có các đặc điểm thích nghi với đời sống vừa trên cạn vừa dưới nước như: 
    + Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước (giúp bơi nhanh, giảm sức cản của nước) (thích nghi với đời sống ở nước) 
    + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để thở vừa để ngửi) (giúp quan sát được và có thể lấy oxi để thở khj ở dướj nước) (thích nghi với đời sống ở nước) 
    + Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí (giúp giảm ma sát khj bơj) (thích nghi với đời sống ở nước) 
    + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ (giúp nhìn tinh, nghe rõ) (thích nghi với đời sống ở cạn) 
    + Chi năm phần có ngón chja đốt, linh hoạt (giúp dễ cử động) (thích nghi với đời sống ở cạn) 
    + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) (để bơi) (thích nghi với đời sống ở nước) 

    – Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn như : 
    + Da khô, có vảy sừng bao bọc 
    + Có cổ dài (Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng) 
    + Mắt có mí cử động, có nước mắt. (Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô) 
    + Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu (Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ) 
    + Thân dài, đuôi rất dài ( Động lực chính của sự di chuyển) 
    + Bàn chân có năm ngón có vuốt (Tham gia di chuyển trên cạn)

    – Chim bồ câu có đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn như :

    + Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

    + Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

    + Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khí hạ cánh.

    + Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

    + Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

    + Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

    + Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

    Câu 3 :*Ếch đồng:

    -Sinh sản vào cuối mùa xuân

    -Tập tính:ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở ven bờ nước

    -Thụ tinh ngoài đẻ trứng

    *Thỏ:

    -Thụ tinh trong

    -Phôi thai đc phát hiện trong tử cung của thỏ mẹ

    -Có nhau thai nên đc gọi là hiện tượng thai sinh

    -Con non yếu và đc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ

    Câu 4 : – Thỏ có tập tính sống ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm ; là động vật hằng nhiệt.

    Nhớ cho minmochi880 ctlhn nhé !

    Bình luận
  2. – Lớp lưỡng cư :

    Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi.
    Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đổng là thực phầm đặc sàn. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học.
    Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế làm thực phầm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bào vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

    – Lớp bò sát:
    + Vai trò:
    Có lợi:
    _ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,…
    _ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba…
    _ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc…
    _ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.

    Có hại:
    _ Rắn độc và cá sấu tấn công nguy hiểm cho con người và vật nuôi
    Lớp chim:
    + Vai trò:
    Có lợi:
    _ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
    _ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
    _ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

    Có hại:
    _ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
    _ Chim là động vật trung gian truyền bệnh

     

    Bình luận

Viết một bình luận