Câu 1: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại? Câu 2: với việc kí hiệp ước nào, triều đình Huế thừa

Câu 1: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại?
Câu 2: với việc kí hiệp ước nào, triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì ?
Câu 3: các cuộc đấu tranh chống Pháp giai đoạn 1884-1913 của Đồng bao dân tộc Tây Nguyên có ý nghĩa gì?

0 bình luận về “Câu 1: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại? Câu 2: với việc kí hiệp ước nào, triều đình Huế thừa”

  1. Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại?

    Thực dân Pháp cấu kết với triều đình đàn áp, khởi nghĩa chưa có đường lối đấu tranh thống nhất.

    Câu 2: Với việc kí hiệp ước nào, triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì ?

    Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua việc: Kí Hiệp ước Hác-măng (1883).

    Câu 3: Các cuộc đấu tranh chống Pháp giai đoạn 1884-1913 của Đồng bao dân tộc Tây Nguyên có ý nghĩa gì?

    – Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân.

    – Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

    Bình luận
  2. Câu 1:

       Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại là: Thực dân Pháp cấu kết với triều đình đàn áp khởi nghĩa, chưa có đường lối đấu tranh thống nhất.

    Câu 2:

       Triều đình Huế được cai quản Trung Kì những mọi giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều phải thông qua Pháp và đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì. => Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

    Câu 3:

        Các cuộc đấu tranh chống Pháp giai đoạn 1884-1913 của Đồng bao dân tộc Tây Nguyên có ý nghĩa:  Tuy thất bại, phong trào khởi nghĩa Yên Thế và cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc miền núi có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định sức mạnh tiềm năng của giai cấp nông dân, đồng thời cũng bộc lộ nhiều nhược điểm khi chưa có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân, góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

     Xin hay nhất!!!

    Bình luận

Viết một bình luận