Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (từ sau 1867) là

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (từ sau 1867) là
A. Nguyễn Trung Trực lâm bệnh nặng.
B. do tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta
C. phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi.
D. Nguyễn Hữu Huân bị bắt.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì là do
A. quân Pháp mạnh, vũ khí hiện đại.
B. phong trào mang tính lẻ tẻ, tự phát.
C. hình thức đấu tranh không phù hợp.
D. nhân dân không ủng hộ.
Câu 3: Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới?
A. Nhân dân ta cùng với triều đình nhà Nguyễn kháng chiến chống Pháp.
B. Vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng.
C. Phong trào kháng chiến chống của nhân dân ta tạm thời lắng xuống.
D. Phong trào kháng chiến chống Pháp tiếp tục phát triển mạnh.
Câu 4: Trong cuộc xâm lược Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XIX, sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch
A. chủ động phản công. B. vừa phòng ngự vừa tấn công.
C. chinh phục từng gói nhỏ. D. phòng ngự tích cực.
Câu 5: Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?
A. Quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.
B. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
C. Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
D. Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.
Câu 6: Nhận xét nào dưới đây về phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873 là không đúng?
A. Phong trào kháng chiến tuy lúc đầu diễn ra sôi nổi nhưng ngày càng lắng xuống.
B. Bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
C. Ngay từ đầu, đã sát cánh với triều đình chống thực dân Pháp xâm lược.
D. Chủ động đứng lên chống Pháp với tinh thần dũng cảm, hình thức sáng tạo.
Câu 7: Chính sách “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây của nhà Nguyễn ở giữa thế kỷ XIX đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Phong trào đấu tranh chống Pháp và phong kiến diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam Kì.
B. Tạo điều kiện cho Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
C. Làm rạn nứt khối đoàn kết toàn dân tộc, gây bất lợi cho cuộc kháng chiến sau này.
D. Tạo điều kiện cho Pháp mở cuộc tấn công vào Kinh thành Huế.
Câu 8: Vì sao trong cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp không thực hiện được kế hoạch đánh chiếm Đà Nẵng (1858)?
A. Quân Pháp vấp phải phong trào kháng chiến mạnh mẽ của quân dân ta.
B. Quân Pháp không nhận được quân tăng viện kịp thời.
C. Triều đình Huế tổ chức phản công mạnh mẽ liên tục ở mặt trận Đà Nẵng.
D. Quân Pháp không phát huy được ưu thế về vũ khí.
Câu 9: Đâu là đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ở Nam Kì sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
A. Không tiếp tục kháng chiến vì lệnh bãi binh của triều đình.
B. Lực lượng khởi nghĩa qui tụ gồm nhiều thành phần xã hội.
C. Qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn, tổ chức chặt chẽ.
D. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra với qui mô nhỏ và phân tán.
Câu 10: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858)?
A. Vì Đà Nẵng có cảng nước sâu, gần Kinh thành Huế.
B. Vì từ Đà Nẳng có thể đánh sang Campuchia, làm chủ lưu vực sông Mê công.
C. Vì Đà Nẵng là vựa lúa lớn của cả nước, có vị trí chiến lược quan trọng.
D. Vì Đà Nẳng là vựa lúa lớn của cả nước, gần kinh thành Huế.

0 bình luận về “Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (từ sau 1867) là”

Viết một bình luận