Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì? Câu 2: Kể tên và thời gian, địa điểm của các phong trào khởi ngh

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?
Câu 2: Kể tên và thời gian, địa điểm của các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI ?
Câu 3: Nguyên nhân hình thành Nam-Bắc triều? Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều?
Câu 4: Ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài là ở đâu? Vì sao có sự chia cắt đó?
Câu 5: Tìm hiểu kinh tế, văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII?
Câu 6: Tìm hiểu Phong trào Tây Sơn
Câu 7: Quang Trung đã làm những gì để xây dựng đất nước?

0 bình luận về “Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì? Câu 2: Kể tên và thời gian, địa điểm của các phong trào khởi ngh”

  1.  câu 1

    – Triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết”, “dùng của như bùn đất…, coi dân như cỏ rác”. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

        – Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.

        → Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân.

    câu 2

    – Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

    – Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

    – Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

    – Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

    câu 3

    – Bước sang thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

    – Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng.

    – Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).

    – Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

    => Cục diện Nam – Bắc triều hình thành.

    * Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều:

        Cuộc nội chiến Nam – Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.

    câu 4

    Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay năm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.

    Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.
    Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường
    ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).
    ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”, ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn”.
    Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước.

    câu 5

    * Đàng ngoài:

    • Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.
    • Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
    • Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
    • Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.

    → Kinh tế nông nghiệp giảm sút,đời sống Nông dân đói khổ.
    * Đàng trong:

    • Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận- Quảng đế củng cố cát cứ.
    • Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấ

    câu 6

    – Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.

         + Từ năm 1773 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân và Gia Định. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

         + Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.

    – Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

         + Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.

         + Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.

    – Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh hoàn toàn giải phóng đất nước.

    Công lao của quân Tây Sơn vừa thống nhất đất nước vừa gắn với giành độc lập dân tộc.

    câu 7

    – Năm 1771 : Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.

        – Năm 1775 : Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.

        – Năm 1777 : Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.

        – Năm 1782 : Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn Ánh đại bại.

        – Năm 1783 : Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn Ánh ra khỏi bờ cõi.

        – Năm 1785 : Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

        – Năm 1786 : Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

        – Ngày 22/12/1788 : Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.

        – Năm 1789 : Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.

        – Từ 1789 đến 1792 : Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.

        – Ngày 15/9/1792 : Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

    Bình luận

Viết một bình luận